Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyên gia khuyến cáo tránh mất tiền "oan" khi sửa nhà

Kinhtedothi - Nhiều chủ nhà tự mình cải tạo, sửa chữa nhà cũ nhưng không lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết đã dẫn đến việc "tiền mất tật mang" thêm tốn kém và gây mệt mỏi.

Đội giá so với dự tính

Chia sẻ lại câu chuyện của mình, anh Nguyễn Hoàng Hiếu (quận Đống Đa) cho biết, nhà tắm tầng 2 của gia đình bị ngấm ra sàn phòng bên ngoài và xuống mốc trần tầng dưới.

Để sửa chữa, anh đã liên hệ cho cơ sở chuyên chống thấm chống dột khảo sát và được báo giá lại khoảng 2 triệu đồng/m2 trọn gói toàn bộ thi công kèm bảo hành 10 năm với phương pháp là đục sàn, lót màng và lát lại.

Thiết kế nội thất giúp tiết kiệm tiền bạc và công sức hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, với tổng chi phí hơn 10 triệu đồng cho 5m2 nhà tắm nên anh quyết định không thuê thợ mà tự sửa chữa, xác định nguyên nhân lúc đầu do miệng ống đã cũ, không đảm bảo dẫn đến tình trạng nước rò rỉ. Khắc phục xong, một thời gian sau vẫn tiếp tục tái diễn tình trạng ngấm dột.

"Lúc này tôi gọi thợ đến kiểm tra thì được báo lại ống kẽm nước nóng bị mục lâu ngày có tia ra, cuối cùng vẫn phải thuê sửa chữa lại toàn bộ, mất tiền 2 lần nhưng cũng đành chịu" - anh Hiếu chia sẻ.

Còn với chị Nguyễn Thị Thao (trú tại Xuân La, quận Tây Hồ) hồi tháng 10 vừa rồi đã quyết định sửa tầng 1 của căn nhà 4 tầng. Ban đầu chỉ tính dành 30 - 50 triệu đồng chi phí sửa nhà. Thế nhưng đến khi bắt tay vào làm thì tổng chi phí tăng gấp đôi.

 

Một số khoản phát sinh có thể kể đến đường dây điện do đường dây cũ nhỏ đi ngầm trong tường và không có ống gen, khi cần thay phải đục tường và không an toàn. Đường ống nước cũng phải thay sau khi bắt đầu sửa chữa... Sau cùng, tổng chi phí cải tạo lại nhà gần 70 triệu, thêm nội thất là khoảng 80 triệu.

"Mình không nghĩ là sẽ phải sửa nhiều như vậy, nên lúc đầu 2 vợ chồng không thuê thiết kế nên phát sinh tới đâu tính tới đó. Khi cải tạo nhà, mọi người nên phải chuẩn bị tài chính nhiều hơn so với dự định vì những chi phí sẽ không cố định" - chị Thao cho hay.

Lưu ý để cải tạo nhà không bị đội giá

Cuối năm là thời điểm phát sinh nhiều nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà, để không bị đội giá vật liệu và chi phí nhân công, nên cân nhắc thời điểm và có kế hoạch chi phí.

Theo KTS Ngô Tâm - Công ty CP tư vấn xây dựng COVIC, để tránh mất thời gian, chủ nhà nên thuê một đơn vị chuyên nghiệp, hoặc lựa chọn những người có sản phẩm thiết kế phù hợp với phong cách của gia đình.

Xác định cụ thể từng khoản phí sẽ giúp chuẩn bị tổng chi phí chính xác hơn. Chủ nhà nên dự trù phí phát sinh khoảng 15 - 20% tổng chi phí sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa chắc chắn sẽ có phần phát sinh thêm chi phí. Vậy để hạn chế tối đa phát sinh, nên có một kế hoạch kỹ càng, cụ thể nhất cho việc sửa nhà.

Một đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp gia đình lựa chọn phương án sửa chữa phù hợp nhất.

Một đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp gia đình lựa chọn phương án sửa chữa phù hợp nhất, dự trù được chi phí, lựa chọn sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp, lên phương án và thời gian sửa chữa. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể tự cải tạo, làm mới như: cải tạo sân thượng, ban công, phòng ngủ,… mà không cần thiết kế vì nó không làm thay đổi kết cấu.

"Một bản vẽ, thiết kế tổng thể, phối cảnh 3D càng chuẩn xác thì việc thi công mới dễ dàng và ít phát sinh. Ngoài ra cần tìm hiểu các đội ngũ thiết kế phù hợp với phong cách là cần thiết sẽ giúp tránh tranh cãi không tìm được tiếng nói chung làm chậm tiến độ" - KTS Ngô Tâm chia sẻ.

Bên cạnh đó, xác định mục đích sử dụng sau cải tạo là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến thiết kế cải tạo và kinh phí cho từng phần. Nếu mục đích cải tạo là nới rộng phòng khách hay phòng bếp để có không gian sinh hoạt chung thì bạn phải thu hẹp những không gian khác, hay mục đích sửa chữa nhà là để bán lại hay cho thuê thì sẽ hướng đến việc tiết kiệm chi phí trong sửa chữa.

Ngoài ra, để đảm bảo mọi thứ diễn đang theo đúng kế hoạch đề ra nên thường xuyên đến công trường để kiểm tra. Nếu có thể, hãy chi một khoảng ngân sách để thuê một giám sát riêng hoặc tìm kiếm đơn vị thi công có bộ phận giám sát công trình.

6 lỗi phong thủy cần tránh để thu hút vận khí cho gia đình

6 lỗi phong thủy cần tránh để thu hút vận khí cho gia đình

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguyên nhân chưa xử lý các công trình vi phạm tại thôn Phú Hạ

Nguyên nhân chưa xử lý các công trình vi phạm tại thôn Phú Hạ

15 Jul, 02:41 PM

Kinhtedothi – Dù đã được các lực lượng chức năng “chỉ mặt đặt tên”, lập biên bản xử phạt hành chính, yêu cầu cắt điện… nhưng hàng loạt công ty, nhà xưởng tại khu Lò Gạch, thôn Phú Hạ, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn cũ (nay là xã Kim Anh) vẫn ngang nhiên hoạt động gây bức xúc trong dư luận.

Xây dựng phường Hà Đông văn minh đô thị

Xây dựng phường Hà Đông văn minh đô thị

15 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sáng 15/7, phường Hà Đông đã tổ chức lễ ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự ATGT, TTCC, TTĐT và vệ sinh môi trường trên địa bàn năm 2025 với các tiêu chí xây dựng phường văn minh đô thị.

Luật PCCC&CNCH sửa đổi: tăng phân cấp, bỏ nhiều thủ tục rườm rà

Luật PCCC&CNCH sửa đổi: tăng phân cấp, bỏ nhiều thủ tục rườm rà

14 Jul, 08:36 PM

Kinhtedothi - Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đang đặt ra nhiều yêu cầu mới trong quản lý công trình xây dựng và đảm bảo an toàn cháy nổ. Những sửa đổi lần này được đánh giá là toàn diện, với trọng tâm là phân quyền mạnh cho địa phương, bổ sung công tác cứu nạn, siết trách nhiệm tổ chức, cá nhân và tinh giản thủ tục hành chính.

Đề nghị xử lý nghiêm xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường

Đề nghị xử lý nghiêm xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường

13 Jul, 11:52 AM

Kinhtedothi – Ngày 13/7, Chi nhánh Ba Đình, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), đã có văn bản gửi Sở NN&MT, Công an TP Hà Nội, UBND, Công an các phường Giảng Võ, Ngọc Hà đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp xe chở vật liệu xây dựng, đất… gây mất vệ sinh môi trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ