Bài viết của J. Albert Gamboa - Giám đốc điều hành của Trung tâm Châu Á về Pháp lý (Asian Center for Legal Excellence), đồng thời là nhà sản xuất cấp cao của kênh tài chính Bloomberg TV tại Philippines. “Chìa khóa” FDI Theo Gamboa, cạnh tranh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Dữ liệu mới nhất do tạp chí Financial Times công bố cho thấy, Việt Nam xếp thứ hai trong danh sách thu hút FDI của các nước ASEAN năm 2015 với 21,1 tỷ USD. Theo đó, những quốc gia ASEAN đạt FDI cao cho thấy các nước này ảnh hưởng không đáng kể bởi nền kinh tế trì trệ của Trung Quốc. Năm 2014, Việt Nam đứng đầu danh sách FDI khu vực ASEAN với 23,8 tỷ USD trong khi Philippines đứng ở vị trí sáu với 7 tỷ USD. Chuyên gia Gamboa dẫn lời nhà kinh tế học, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Philippines– Gerardo Sicat khẳng định, tăng trưởng thường niên mạnh mẽ xấp xỉ 8% của Việt Nam có sự đóng góp lớn của nguồn vốn FDI.“ Bất chấp hệ thống kinh tế còn một số hạn chế đối với doanh nghiệp tư nhân, chính quyền đã mở cửa hơn đối với các nền kinh tế thế giới, với các nguồn FDI, và dựa vào cơ chế thị trường để đẩy mạnh quá trình tăng trưởng”, theo Sicat.
Cựu Bộ trưởng Sicat cũng khẳng định, nguồn FDI chủ yếu của Việt Nam đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực ASEAN. “Trong một thời gian ngắn kể từ cuối thập kỷ 1990 tới nay, chính sách kêu gọi FDI của Việt Nam đã phát huy hiệu quả thành công”. Trong khi doanh thu từ doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm khoảng 40% GDP Việt Nam, các lãnh đạo đã có những bước đi tự do hóa nền kinh tế và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Chuyên gia Gamboa nhắc lại mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ như một minh chứng cho quan hệ thương mại phát triển một cách kỳ lạ. “từng là cựu thù, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ mất gần 20 năm để tái khởi động từ năm 1975 tới nay. Từ kim ngạch xuất khẩu ở mức 0 năm 1993, kim ngạch thương mại hai nước đạt 36,3 tỷ USD năm 2014”. Những hoạt động này dự kiến còn mở rộng hơn nữa sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ấn tượng trước bộ mặt Thủ đô Chuyên gia Gamboa chia sẻ ông bất ngờ trước những biến chuyển của Hà Nội khi tới Thủ đô vào năm 2015 so với thời điểm năm 2010: “Tôi cảm thấy Thủ đô của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển lớn so với thời điểm 6 năm trước. Tòa nhà Landmark 72 và Trung tâm Lotte sừng sững trên đường phố. Những con cầu mới được bắc qua Sông Hồng sau khi thành phố này tổ chức lễ kỷ niệm 1.000 năm tuổi.” Giao thông đô thị trong thành phố với khoảng 7,7 triệu người và hơn 4,5 triệu xe máy này vẫn khá quy củ. Khu vực trung tâm gần Hồ Hoàn Kiếm, Nhà Hát Lớn và Sàn Chứng khoán Hà Nội kế bên trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông viết. Tới Hà Nội với vai trò ban giám khảo Giải thưởng Bright Leaf Agriculture Journalism do PMFTC tổ chức năm 2015, Gamboa chia sẻ được ông hân hạnh được nghỉ tại khách sạn cả trăm năm tuổi Sofitel Legend Metropole nơi những nguyên thủ thế giới và cả những ngôi sao Hollywood từng ở lại. Hai điểm sáng ông Gamboa đánh giá trong chuyến thăm Hà Nội năm 2015 là được tới Văn Miếu và nhà tù Hỏa Lò. Ông cũng có chuyến thăm vịnh Hạ Long, nơi chỉ cách 180km về phía tây bắc Hà Nội. “Trên đường tới đó, chúng tôi được trải nghiệm hàng chục km trải song song đồng lúa chín vàng với những khu công nghiệp mới nổi và đường cao tốc chất lượng”. Ông so sánh, những mỏm đá nổi trên khu vịnh trong vắt, đẹp không kém gì “hòn đảo rồng” El Nido của Philippnes hay những hang đá ở thành phố cảng Callao, Peru. Kết lại bài báo trên Manilatimes, ông Gamboa đặt một câu hỏi: “Liệu Philippines có thể theo kịp (Việt Nam)?”.