Trong buổi nói chuyện tại Hội sách trực tuyến quốc gia vào ngày 6/5 vừa qua, bà Trần Uyên Phương – Phó tổng Giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ rằng:
Đối với cuốn sách Chuyện nhà Dr Thanh, tôi viết về ba tôi đã đi qua một cuộc đời mà thực sự tôi cũng cảm thấy rất tự hào vì tôi được ở bên ông, được sống với ông từng ngày. Cho tới giờ ở độ tuổi ngoài 65 nhưng khả năng học hỏi của ông mà tôi luôn luôn nói là nhiều khi, nhiều vấn đề mới mà con thấy ba học còn nhiều hơn con dù đã lớn tuổi. Cho nên, không phải chúng ta bao nhiêu tuổi, nhưng mà là do chúng ta đã rèn luyện được thói quen, được kỹ năng từ trong cuộc sống thì những điều ba tôi đi qua, tôi có thể nói là nếu đổi tựa cuốn sách này thì tôi sẽ đổi tên cuốn sách thành “Từ trại mồ côi để trở thành tỷ phú”. Ông đã đi qua cuộc đời của ông với rất nhiều biến cố, đối với bố mẹ, đối với anh chị em, đối với gia đình, nhưng điều duy nhất tôi vẫn cảm thấy và học được từ ông đó là niềm hạnh phúc, tương tác và cống hiến. Không hề để quá khứ hay nỗi đau trở thành một gánh nặng, thành tảng đá để kéo ông lùi lại. Ông luôn luôn nhìn thấy sẽ có những cơ hội, cuộc sống là tốt đẹp hơn và có rất nhiều thứ đang chờ ông ở phía trước, đó chính là món quà mà tôi được, tôi nghĩ là nó cảm thấy bố mẹ tôi hạnh phúc và họ thật sự đón nhận món quà làm cho họ hạnh phúc.
Bà Trần Uyên Phương - Phó tổng Giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẽ về cuốn sách Chuyện nhà Dr Thanh. |
Một trong những điều làm cho Phương tâm huyết là một trong những điều gia đình có thể tạo nên được cái văn hóa đó chính là những cái gì đã để chúng ta trở nên lớn hơn và đạp lên được nó thì nó sẽ không có còn là những tảng đá để mà chúng ta che giấu hoặc trở thành những điểm yếu ở trong cuộc sống chúng ta nữa.
Còn cuộc sống đối với tôi thì ai cũng đi qua như nhau, ai cũng có tuổi thơ, có những quyết định rất dại dột, có những thời điểm rất bồng bột, ai cũng có rất nhiều trăn trở về việc mình muốn có một người vợ, một người chồng như thế nào, người bạn đời ra sao. Ai cũng có suy nghĩ rằng tôi muốn trở thành người này, người nọ, hình mẫu của tôi trong tương lai sẽ là người như thế nào, tôi muốn trở thành giống người này, giống người kia. Nếu chúng ta chuẩn nó nó lại, tóm tắt nó lại thì mọi người đều như nhau cả.
Nhưng điều khác biệt để tôi có thể chia sẻ là tất cả những điều tôi đã đi qua thì tôi cảm thấy là tôi đã lớn hơn và tôi xử lý được nó cho nên là tôi không còn mắc kẹt trong chuyện đó ví dụ như là ba tôi phải đi vào trại mồ côi bởi vì những cái tranh giành tài sản ở trong gia đình và câu nói làm cho tôi luôn luôn ám ảnh khi mà tôi hỏi ba sao không giận những người anh chị em trong gia đình thì ba tôi trả lời là nếu như mà ba tôi mắc kẹt với 2.000m2 mà ông nội để lại thì chắc chắn là ba tôi không có 40 hecta hay 120 hecta nhà máy như bây giờ.
Đó chính là những cái mà tôi mong muốn được chia sẻ để các bạn trẻ nhìn thấy có rất nhiều điều trong cuộc sống bất ngờ xảy đến với chúng ta nhưng mà chúng ta cứ kẹt lại mãi mãi ở trong quá khứ thì chắc chắn chúng ta không có một cái gì to lớn ở trong tương lai mà chúng ta luôn luôn nung nấu, nuôi dưỡng nó trở thành một ai đó khác đi.