Chuyện về người lính lái xe tăng 50 năm trước tiến vào Dinh Độc Lập
Trưa 30/4/1975, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 đã húc đổ cánh cổng sắt của Dinh Độc Lập. Hình ảnh ấy đã trở thành một trong những khoảnh khắc thiêng liêng và hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam. Người cầm lái chiếc xe tăng ấy là ông Nguyễn Văn Tập - một người con của quê hương Gia Lộc (tỉnh Hải Dương).
Xúc động và hào hùng
Ông Nguyễn Văn Tập lớn lên trong thời kỳ đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh. Năm 1970, khi đang học trung cấp, với tinh thần "đâu có giặc là ta cứ đi", ông Nguyễn Văn Tập đã liên tiếp hai lần viết đơn tình nguyện nhập ngũ gửi lên lãnh đạo nhà trường, tha thiết xin được vào Nam chiến đấu.

Mỗi độ tháng Tư về, đặc biệt là vào ngày 30/4, ông Nguyễn Văn Tập lại bồi hồi, xúc động. Ảnh: Mai Hương
Nguyện vọng cháy bỏng ấy cuối cùng cũng được chấp thuận. Ông chính thức nhập ngũ và được đưa vào đơn vị 325 đóng tại Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa) huấn luyện bộ binh. Sau thời gian huấn luyện cơ bản, ông được chọn vào Tiểu đoàn 512 huấn luyện. thuộc Trung đoàn 203 xe tăng, bắt đầu bước vào hành trình trở thành lính xe tăng thực thụ.
Tại đây, ông được học lý thuyết và thực hành lái xe tăng bài bản, làm quen với các dòng xe hiện đại như T54B. loại xe tăng tiên tiến nhất của quân đội ta thời điểm đó. Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện, đến năm 1971, đơn vị của ông chính thức nhận lệnh hành quân, bước vào cuộc chiến đấu ác liệt tại chiến trường miền Nam.
Sau đó, ông được bàn giao chiếc T59. chính là xe tăng mang số hiệu 390. Từ thời khắc ấy, người lính Nguyễn Văn Tập gắn bó trọn vẹn quãng đời binh nghiệp của mình với chiếc xe tăng này. Ông và xe tăng 390 luôn đồng hành, vượt qua bom đạn, gian khổ, hiểm nguy, giữ vững đội hình và kỷ luật thép. Để rồi, vào trưa ngày 30/4/1975, chính chiếc xe tăng mang số hiệu 390 do ông điều khiển đã mở ra cánh cửa lịch sử, húc đổ cánh cổng chính Dinh Độc Lập. đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ông Tập kể lại, sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng, ông rất muốn bước ra khỏi xe để trực tiếp chứng kiến khoảnh khắc lịch sử, nhưng rồi nhớ lại mệnh lệnh phải giữ vị trí, không rời khỏi xe, nên ông lại quay lại vị trí, tiếp tục nhiệm vụ.
"Tôi muốn chạy ra khỏi xe để tận mắt chứng kiến giây phút lịch sử ấy, nhưng nhớ ra nhiệm vụ không được rời khỏi xe, tôi lại quay lại cố thủ. Chỉ khi mọi việc an toàn rồi, chúng tôi mới được xuống xe. và lúc đó, ai cũng ôm nhau khóc vì vui sướng" - ông Tập nhớ lại, mắt đỏ hoe.
Ông Tập cũng không thể quên hình ảnh Sài Gòn trong giờ phút giao thời. Trước chiến thắng, người dân đóng kín cửa, đường phố vắng lặng, không ai dám ló mặt ra ngoài. Nhưng chỉ sau tiếng súng hiệu lệnh vang lên, báo hiệu chiến thắng, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh, thì khắp thành phố như vỡ òa: người dân ùa ra đường, ôm nhau mừng rỡ, hò reo không ngớt.
"Chúng tôi ôm nhau, nước mắt cứ trào ra. Đó là giây phút tôi hiểu: Chiến tranh đã thực sự kết thúc, đất nước đã toàn thắng. Khoảnh khắc xe tăng húc đổ cánh cổng, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và hào hùng. Đó là giây phút mà một người lính như tôi cảm nhận rõ nhất ý nghĩa thiêng liêng của độc lập. tự do, và tôi tự hào vì là người được trực tiếp lái chiếc xe tăng làm nên giây phút ấy" - ông Tập xúc động chia sẻ.
Khúc cua đẹp nhất đời người lính
Trong nhiều năm cầm lái xe tăng trên nhiều chiến trường, ông Tập từng đối mặt với không ít hiểm nguy: đạn bom ác liệt, địa hình hiểm trở, những đêm hành quân căng thẳng. Tuy nhiên, với ông, có một khúc cua mà không gì có thể sánh được.

Ngày 30/4/1975, ông Nguyễn Văn Tập lái chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập. Ảnh: Mai Hương
"Tôi đã đi qua nhiều cung đường chiến đấu, nhưng khúc cua đưa xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập chính là khúc cua đẹp nhất đời tôi. Đó là khoảnh khắc tôi cảm thấy ý nghĩa nhất trong cả cuộc đời binh nghiệp" - ông Tập chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Tập không chỉ đơn thuần là tài xế chiến đấu, mà còn là người vừa lái vừa chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng chiếc xe tăng như chính "người bạn thân thiết" của mình. Trải qua nhiều trận đánh lớn nhỏ, qua đường rừng, suối cạn, đèo dốc hiểm trở. ông Tập nắm rõ từng chi tiết kỹ thuật, từng bộ phận máy móc, từng thiết bị bố trí bên trong xe như lòng bàn tay.
"Nó không chỉ là phương tiện, mà là đồng chí, là bạn đồng hành, là nơi tôi gửi gắm cả tâm huyết tuổi trẻ. Tôi hiểu rõ tiếng động lạ trong máy, cảm nhận từng trục, từng bánh xích để kịp thời xử lý hỏng hóc. vì tôi biết, chỉ một trục trặc nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cả đội hình, đến tính mạng đồng đội" - ông Tập chia sẻ.
Nhờ sự tận tụy, khéo léo và tinh thần trách nhiệm cao độ, chiếc xe tăng 390 luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, vượt qua mọi thử thách trên chiến trường.Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng với người lính từng ngồi sau tay lái xe tăng 390. ký ức về một thời hoa lửa, thời khắc lịch sử ấy vẫn không bao giờ phai mờ.
Trở về quê hương Hải Dương, ông sống cuộc đời giản dị của một người lính già sau chiến tranh. Thế nhưng, mỗi độ tháng Tư về, đặc biệt là vào ngày 30/4, trái tim người lính năm xưa lại rộn lên bồi hồi, xúc động. Ông thường được mời tham dự các buổi trò chuyện với thanh thiếu niên, học sinh. nơi ông kể lại câu chuyện của mình với một niềm tự hào sâu sắc và giọng nói trầm ấm, truyền cảm.
"Mỗi khi kể lại, tôi như sống lại thời khắc ấy. vẫn nguyên vẹn xúc động, vẫn hình ảnh đồng đội ôm nhau khóc, vẫn tiếng lá cờ bay trên nóc Dinh Độc Lập. Tôi mong rằng thế hệ sau sẽ biết trân trọng hòa bình, yêu nước và sống xứng đáng với những hy sinh của cha anh" - ông Tập tâm sự.
Từ người lính lái xe tăng trong trận đánh cuối cùng của chiến tranh, đến người truyền cảm hứng lặng lẽ giữa thời bình, ông Nguyễn Văn Tập đã viết nên một hành trình trọn vẹn của người lính Cụ Hồ. khi cống hiến cả thời trai trẻ cho độc lập dân tộc, và suốt phần đời còn lại để giữ gìn, lan tỏa tinh thần yêu nước cho các thế hệ mai sau.
(Theo Laodong.vn)

Hàng vạn người đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Kinhtedothi - Rạng sáng 30/4, hàng vạn người dân và du khách đã đổ về khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh để chờ đón Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành trong niềm hân hoan, náo nức.
Thiêng liêng lễ chào cờ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại Quảng trường Ba Đình
Kinhtedothi - Lễ chào cờ đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được tổ chức trang nghiêm tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội sáng 30/4.

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).