Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ chế đặc biệt để bảo đảm và nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật

Kinhtedothi- Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội “về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật” quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính, nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số nhằm tạo đột phá trong xây dựng pháp luật.

Nghị quyết số 197/2025/QH15 đã kịp thời thể chế hóa ngay các quyết sách của Nghị quyết 66-NQ/TW của Bộ Chính trị “về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”, tháo gỡ ngay những vướng mắc, bất cập về cơ chế tài chính, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, chuyển đổi số trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn

8 nhiệm vụ, hoạt động được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt

Nghị quyết số 197/2025/QH15 đã quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính, nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số nhằm tạo đột phá trong xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật.

Theo đó, có 8 nhiệm vụ, hoạt động được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt gồm:

Nghiên cứu chiến lược, chính sách để xây dựng quan điểm, chủ trương, đường lối, định hướng về xây dựng pháp luật tại cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tham gia xây dựng pháp luật quốc tế; Giải quyết tranh chấp quốc tế và xử lý các vấn đề pháp lý khác phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện, thể chế hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác xây dựng pháp luật; giám sát văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hợp nhất, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Đối thoại, giải quyết kiến nghị, phản ánh khó khăn, vướng mắc về pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương.

Đánh giá hiệu quả của pháp luật sau ban hành và nhận diện, xử lý tổng thể, đồng bộ những vướng mắc, bất cập có nguyên nhân từ quy định của pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.

Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; thu hút, trọng dụng nhân tài, sử dụng chuyên gia, tổ chức tư vấn trong công tác xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật.

Phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Nguyên tắc áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt gồm:

Bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Thực hiện cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính với định mức vượt trội và khoán chi theo nhiệm vụ, hoạt động; chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người tham gia công tác xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật gắn với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động, vị trí việc làm.

Bảo đảm áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt đúng đối tượng, công khai, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, ngăn chặn mọi biểu hiện trục lợi trong công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật và trong thực hiện cơ chế, chính sách đặc biệt quy định tại Nghị quyết này.

Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm bằng các biện pháp kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Cơ chế đặc biệt thu hút, đào tạo nguồn nhân lực

Nghị quyết số 197/2025/QH15 đã quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, chưa có tiền lệ, không chỉ là khoản chi 0,5% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm cho công tác xây dựng pháp luật, thành lập Quỹ Hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật mà cả cơ chế khoán chi, mức chi, chế độ, chính sách đặc biệt khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ, công chức tại một số cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật và một số hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Cụ thể, người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị được hưởng hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng (không bao gồm phụ cấp).

Khoản hỗ trợ hằng tháng được trả cùng kỳ lương và không dùng làm căn cứ để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thu nhập từ công tác xây dựng pháp luật theo quy định tại nghị quyết này được miễn thuế thu nhập cá nhân và các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.

Đồng thời, đảm bảo các cơ chế, chính sách đặc biệt được áp dụng đúng mục đích, đúng người, đúng việc, có trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng, trúng và quy định bao quát đầy đủ các đối tượng trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật.

Nghị quyết vừa có quy định chung, khái quát, mang tính nguyên tắc, vừa có một số quy định cụ thể để có thể thi hành ngay sau khi Nghị quyết được thông qua. Các nội dung ngân sách bảo đảm chi và biện pháp thực hiện nhằm triển khai thực hiện thuận lợi, đúng quy định, các cơ chế, chính sách đặc biệt cho công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật. Trong quá trình thực hiện, trường hợp cần thiết thì có thể điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Chính phủ cũng sẽ có quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể; có cơ chế kiểm soát bảo đảm các yêu cầu về hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nhất là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Nghị quyết cũng quy định cụ thể nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật. Theo đó, người tốt nghiệp xuất sắc trình độ đại học trở lên trong các lĩnh vực, ngành, nghề khác nhau và hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu về xây dựng pháp luật thì được ưu tiên hơn khi xét tuyển vào cơ quan, đơn vị quy định tại phụ lục kèm theo nghị quyết này.

Chương trình đào tạo chuyên sâu về xây dựng pháp luật được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bên cạnh đó, người thực hiện nhiệm vụ, hoạt động quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này (về nhiệm vụ, hoạt động được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt) được ưu tiên cử tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước, nước ngoài phù hợp với yêu cầu công tác.

Thực hiện chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng, kéo dài thời gian công tác không giữ chức vụ đối với cán bộ, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về xây dựng pháp luật.

Cán bộ, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang, nghiên cứu viên theo quy định tại nghị quyết được ưu tiên quy hoạch, biệt phái, điều động, luân chuyển giữa các Bộ, ngành, địa phương; được rút ngắn thời gian xét nâng lương, nâng ngạch cao hơn, nâng ngạch vượt cấp hoặc bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý trên cơ sở kết quả đánh giá năng lực, thành tích làm việc.

Nghị quyết cũng cho phép thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế; đưa chuyên gia Việt Nam vào làm việc tại bộ phận pháp lý của tổ chức quốc tế, tổ chức pháp lý quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế.

Cán bộ, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang được lựa chọn tham gia, làm việc tại bộ phận pháp lý của tổ chức quốc tế, tổ chức pháp lý quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế được hưởng chế độ, chính sách tham gia, làm việc tại các tổ chức quốc tế này và giữ nguyên chế độ, chính sách trong nước.

Nghị quyết cũng dành riêng một điều quy định chính sách về thu hút, sử dụng tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ, hoạt động trong công tác xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được quyết định tiêu chí xác định chuyên gia, tổ chức tư vấn; được quyền tự lựa chọn, quyết định cách thức hợp tác và ký hợp đồng với chuyên gia, tổ chức tư vấn trong việc thực hiện nhiệm vụ, hoạt động, phù hợp với chi phí thực tế theo thị trường hoặc theo loại hình dịch vụ, công việc tại thời điểm thực hiện nhiệm vụ, hoạt động; chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, hoạt động được giao.

Trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài hoặc tổ chức tư vấn nước ngoài tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu chính sách thì phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Việc thu hút, sử dụng chuyên gia, tổ chức tư vấn phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, quản lý hoạt động đối ngoại.

Trình Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật

Trình Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông

Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Theo chân công an phường hướng dẫn người dân góp ý, sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Theo chân công an phường hướng dẫn người dân góp ý, sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

19 May, 11:02 AM

Kinhtedothi – Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhân khẩu”, cán bộ chiến sĩ công an trên địa bàn Thủ đô cùng với tổ dân phố, lực lượng an ninh cơ sở đã và đang tận tình hướng dẫn người dân tham gia đóng góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VneID.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

19 May, 10:07 AM

Kinhtedothi - Sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ