Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ chế thiếu hấp dẫn, điện sinh khối và điện rác khó phát triển

Kinhtedothi - Hiện Việt Nam chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích loại hình năng lượng điện sinh khối, điện rác phát triển. Khó khăn đầu tiên để phát triển điện sinh khối là tài chính và công nghệ…

Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia, bộ ngành đưa ra tại hội thảo trực tuyến “Phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam góp phần thực hiện cam kết COP26” do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức.

Các diễn giả tham gia hội thảo.

Theo TS Lương Quang Huy - Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT), chiến lược của Việt Nam trong hướng tới mục tiêu Net Zero là sẽ giảm nhu cầu năng lượng tổng thể thông qua tăng hiệu quả sử dụng năng lượng; sản xuất điện không phát thải nhà kính và chuyển đổi sử dụng điện, nhiên liệu phát thải thấp hoặc không phát thải trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp...

Ngoài ra, Việt Nam sẽ thu giữ carbon từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch các nguồn cố định trong ngành công nghiệp sản xuất năng lượng, công nghiệp nặng; chuyển đổi rác thải thành năng lượng; phát triển giao thông vận tải sử dụng điện và năng lượng sạch.

“Có thể thấy năng lượng sinh học tham gia ở hầu như tất cả các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có chính sách cụ thể nào hỗ trợ liên quan đến loại hình năng lượng này” - TS Lương Quang Huy nhấn mạnh.

Khó khăn đầu tiên để phát triển điện sinh khối là tài chính và công nghệ. Công nghệ không phải quá khó, Việt Nam có thể làm chủ, nhiều đơn vị đã và đang nghiên cứu, làm chủ công nghệ. Nhưng các chính sách của Chính phủ còn thiếu và các điều kiện cơ sở cho đốt rác, thu hồi khí, phát triển điện sinh khối thì chi phí còn rất cao so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời...

Ảnh minh họa.

Theo Phó Trưởng phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) Phạm Hương Giang, đến năm 2035, tiềm năng phát triển điện sinh khối từ trấu khoảng 370MW; gỗ củi, phụ phẩm lâm nghiệp 3.360MW; bã mía 470MW; rơm rạ 1.300MW, khí sinh học 1.370MW. Tổng tiềm năng các loại hình này là hơn 9.600MW.

Tuy vậy, loại hình năng lượng này đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu sự ổn định và bền vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các cơ chế khuyến khích của Chính phủ chưa hấp dẫn. Việt Nam cũng đã có một số chính sách thúc đẩy nhưng đến nay, số nhà máy và tỷ lệ tham gia của điện sinh khối, điện rác vào hệ thống điện là rất thấp.

“Cần xem xét lại cơ chế chính sách để thu hút sự đầu tư cả về công nghệ và nguồn tài chính của chủ đầu tư tư nhân trong điện sinh khối. Có thể xem xét “thưởng thêm” cho các công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, về cơ chế giá FIT, Bộ Công Thương đang thấy giá FIT cho điện sinh khối, điện rác chưa thực sự hấp dẫn, do vậy, cần xem xét lại trong thời gian tới” - bà Phạm Hương Giang chỉ ra.

Nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo

Nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
GRDP Quảng Ngãi 6 tháng tăng kỷ lục, dẫn đầu cả nước

GRDP Quảng Ngãi 6 tháng tăng kỷ lục, dẫn đầu cả nước

06 Jul, 12:54 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước trong danh sách tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay với mức tăng ấn tượng 11,51%. Riêng tỉnh Quảng Ngãi cũ, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 12,4%, đứng thứ hai cả nước trong số 63 tỉnh, thành (cũ).

Xuất khẩu 6 tháng năm 2025 tăng cả lượng và chất

Xuất khẩu 6 tháng năm 2025 tăng cả lượng và chất

06 Jul, 12:53 PM

Kinhtedothi - Xuất khẩu 6 tháng năm 2025 tăng trưởng khả quan cho thấy cho sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các cơ quan quản lý trong việc tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như thay đổi chiến lược xuất khẩu.

Giảm thuế GTGT: Ai được giảm, mức giảm bao nhiêu, thủ tục thế nào?

Giảm thuế GTGT: Ai được giảm, mức giảm bao nhiêu, thủ tục thế nào?

06 Jul, 08:48 AM

Kinhtedothi- Từ1/7/2025, Nghị định số 174/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định chi tiết việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội. Chính sách này được kỳ vọng sẽ tiếp sức cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong bối cảnh tiêu dùng cần thêm lực đẩy.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ