Cô gái trẻ truy cập đường link "lạ" bị mất gần 100 triệu đồng
Ngày 11/11, Công an TP Hà Nội thông tin, thời gian qua, thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ngày càng nở rộ với nhiều phương thức tinh vi hơn.
Trước đây, các đối tượng chỉ lợi dụng những khách hàng mua sắm nhiều, dễ quên đơn hàng để gọi điện yêu cầu chuyển khoản thanh toán. Thời gian gần đây đối tượng lừa đảo đã áp dụng phương thức lừa đảo tinh vi hơn, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với “hướng dẫn” để hoàn tiền thanh toán đơn hàng.
Khi cài đặt phần mềm giả mạo có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

Hiện, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội đang điều tra, xác minh một vụ lừa đảo với thủ đoạn như trên. Theo đó, vào khoảng 9 giờ ngày 1/11/2024, chị B. (SN 2001) nhận được điện thoại của đối tượng thông báo có đơn hàng gửi đến. Chị B. trao đổi shipper là để hàng vào nhà và bảo đưa số tài khoản để thanh toán.
Sau khi chuyển khoản, shipper đã gọi lại thông báo là gửi nhầm tài khoản thanh toán của shipper khác và yêu cầu chị phải truy cập vào một đường link của công ty giao hàng để nhận lại tiền gửi nhầm. Khi truy cập vào đường link, thực hiện theo hướng dẫn và mã quét mã QR code thì tài khoản chị B bị trừ gần 100 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, chị B. đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo sự việc.
Qua sự việc trên, Công an TP Hà Nội khuyến cáo: người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.
Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo. Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều có website và ứng dụng để tra cứu thông tin mã vận đơn, do đó người dân nên chủ động truy cập để theo dõi đường đi của đơn hàng, đảm bảo đúng đơn hàng đã đặt trước khi nhận hàng.
Khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân cần đến cơ quan công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ kịp thời.

Bắt nữ nhân viên bảo hiểm nhân thọ thu tiền của khách hàng để tiêu xài
Kinhtedothi - Tại cơ quan điều tra, bà Trần Minh Thi thừa nhận đã viết phiếu thu và đưa cho khách sau khi nhận tiền đóng phí bảo hiểm. Số tiền thu được của khách hàng đóng phí bảo hiểm nhân thọ, bà Thi không nộp về công ty theo quy định mà đã sử dụng chi tiêu cá nhân.

Bắt giữ đối tượng truy nã Phạm Văn Tiến
Kinhtedothi - Ngày 8/11, thông tin từ Công an quận Ba Đình, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã bắt giữ đối tượng truy nã Phạm Văn Tiến (SN 1986, trú tại Bạch Hạ, Phú Xuyên, Hà Nội) về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy.

Hà Nội: truy tìm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Kinhtedothi - Ngô Thị Thúy Hằng, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội bị tố giác có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện chưa xác định được nơi ở của đối tượng. Để phục vụ điều tra, Công an quận Thanh Xuân quyết định truy tìm.