Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cô giáo "xóa mù bơi" cho hàng nghìn học sinh miền sông nước

Kinhtedothi - Suốt 8 năm qua, cô Đỗ Thị Ngọc Quý, giáo viên thể dục Trường tiểu học Trà Nóc 2 (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đã dạy bơi miễn phí cho khoảng 1.500 học sinh.

Chia sẻ về cơ duyên mở lớp dạy bơi, cô Đỗ Thị Ngọc Quý nói: Miền Tây sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt nên trẻ được tiếp xúc với nước từ sớm. Vì thế, ai cũng nghĩ các em ở đây đều rành rẽ bơi lội nhưng thực tế lại có rất nhiều trẻ không biết bơi hay bơi đúng cách. 

Trong mỗi buổi học, trẻ được hướng dẫn kỹ thuật bơi, thở dưới nước, kỹ năng phòng tránh và cứu người đuối nước. Mỗi em cần 10 buổi để bơi thành thạo, tuy nhiên nhiều em chỉ học 3-4 buổi có thể nổi được trên nước, bơi được 10-15m.

"Hồi năm 2016 trở về trước, cứ đến hè là lại nghe thông tin nhiều nơi xảy ra trẻ em đuối nước. Chính vì lo lắng trước những nguy hiểm, rủi ro do đuối nước với trẻ em, tôi đã đề xuất việc tổ chức dạy bơi miễn phí. Cũng rất mừng là đề xuất lập tức được nhà trường và phụ huynh ủng hộ, học sinh thì tỏ ra rất thích thú khi được học bơi", cô Quý chia sẻ.

Với cô Quý, hạnh phúc lớn nhất là khi thấy học sinh của mình biết bơi, không có học sinh đuối nước và các em biết cách ứng cứu khi gặp người đuối nước.

Do trong trường không có hồ bơi, cô Quý đi liên hệ một hồ bơi gần trường để tổ chức dạy bơi cho các em. Thêm một lần may mắn khi chủ hồ bơi cũng ủng hộ hết mình, chấp nhận miễn vé cho học sinh nghèo, giảm giá vé cho các em còn lại. Được ủng hộ, có bể bơi, lớp dạy bơi của cô Quý nhanh chóng trở thành nơi phụ huynh gửi gắm con em. Đặc biệt các phụ huynh có con cuối cấp 1 luôn trông ngóng ngày con mình tới lượt nhập học.

Theo cô Quý, kinh phí duy trì lớp dạy bơi chủ yếu vận động từ nguồn xã hội hóa, phụ huynh đóng góp để trả tiền thuê hồ bơi… Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học miễn phí. 

8 năm qua, cô Quý dạy bơi cho 1.500 học trò. 

"Tôi dạy bơi cho các em hoàn toàn không nhận thù lao. Ở lớp các em không chỉ được dạy bơi mà còn được dạy các kỹ năng cần thiết khi ở trong nước, kỹ năng cứu người đuối nước", cô Quý cho biết.

Lớp học bơi của cô Quý thường bắt đầu vào 16h20 chiều thứ Hai, Tư và Sáu, sau giờ tan học, cô Qúy đón các em học sinh lên chiếc ôtô 16 chỗ, đưa tới hồ bơi để dạy miễn phí. Lớp "xóa mù bơi" của cô sẽ kéo dài 2 tiếng đồng hồ mỗi buổi, nhiều phụ huynh cũng đến để theo dõi quá trình tiến bộ của con mình.

Trước khi cho xuống hồ, cô Quý làm "thủ tục" điểm danh, hỏi thăm sức khỏe từng học sinh, kiểm tra đồ bơi, hướng dẫn các em khởi động kỹ. Từng em nhỏ lần lượt được cô Quý dìu, hướng dẫn kỹ thuật bơi, tiếng cười đùa, tiếng đập nước bì bõm rộn vang.

Trung bình chỉ học cùng cô Quý khoảng 5 buổi các em sẽ biết bơi, 10 buổi sẽ biết bơi thành thạo. Không ít học sinh qua tay cô đã thành "kình ngư nhí", giật giải ở các cuộc thi bơi lội.

Hạnh phúc lớn nhất của cô Quý là được nhìn thấy sự thay đổi ở mỗi học trò của mình: “Có những em đến với khóa học bơi miễn phí, trước đó còn trong tình trạng sợ nước, có em nhìn thấy bể bơi là cứng hết người, òa khóc nức nở, những bạn này để học hết chương trình bơi thì cần mất nhiều thời gian hơn... Nhưng sau khi học một thời gian, các em không còn sợ nước nữa, khi làm được như vậy, bản thân các em tỏ ra rất vui và tự hào vì mình đã vượt qua được nỗi sợ. Và tôi cũng thấy vui lây”.

Đến nay, cô Quý đã 8 năm liên tục mở lớp dạy bơi cho học sinh cấp 1 trong quận. Tổng cộng đã có khoảng 1.500 học sinh được cô xóa mù bơi, trong đó gần một nửa là các em có hoàn cảnh khó khăn được học miễn phí.

Với những cống hiến của mình, năm 2022, cô Quý được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen "Vì có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2017-2018 đến năm 2021-2022, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc".

 

Trong giảng dạy, cô Quý là giáo viên tiêu biểu của Trường Tiểu học Trà Nóc 2, có nhiều sáng kiến dạy học được công nhận ở các cấp. Năm 2023, cô đạt giải Nhì trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học quận Bình Thủy. 

Cô giáo hết lòng vì sự nghiệp trồng người

Cô giáo hết lòng vì sự nghiệp trồng người

Nhà sư vận động xây hàng trăm cây cầu nông thôn ở Sóc Trăng

Nhà sư vận động xây hàng trăm cây cầu nông thôn ở Sóc Trăng

Sóc Trăng: cô giáo mầm non và hành trình lan toả yêu thương

Sóc Trăng: cô giáo mầm non và hành trình lan toả yêu thương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

04 May, 05:48 AM

Kinhtedothi - Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” ngày càng lan tỏa, mang ý nghĩa sâu sắc khi hướng đến từng số phận, những khó khăn, thách thức của người yếu thế, nữ công nhân lao động…

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng: “bà tiên giữa đời thường"

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng: “bà tiên giữa đời thường"

29 Apr, 03:01 PM

Kinhtedothi - Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị đã có buổi trò chuyện với Giáo sư, bác sĩ (GS.BS) Nguyễn Thị Ngọc Phượng - nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ - người phụ nữ tài danh và đức độ được nhiều người tôn vinh là “bà tiên giữa đời thường”.

Đồng Nai: Học sinh lớp 2 giành 7 cúp vàng và 28 huy chương cờ vua

Đồng Nai: Học sinh lớp 2 giành 7 cúp vàng và 28 huy chương cờ vua

21 Apr, 02:41 PM

Kinhtedothi- Em Ngũ Phương Linh (sinh năm 2017), hiện đang học lớp 2/1 tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, TP Biên Hòa, Đồng Nai, đã có hơn một năm tham gia thi đấu cờ vua và giành được nhiều giải thưởng lớn. Tính đến nay, em đã đạt được 7 cúp vàng và 28 huy chương ở các giải cờ vua khác nhau.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ