Cơ hội mở rộng thị trường cho trái vải tươi Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau nhiều năm đàm phán giữa Việt Nam và Australia, kể từ ngày 18/4/2015 Bộ Nông nghiệp Australia đã có văn bản chính thức cho phép nhập khẩu trái vải tươi của Việt Nam vào thị trường nước này.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp Australia đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam kể từ ngày 18/4, các doanh nghiệp có thể chính thức xin giấy phép nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật của Australia để ký kết các hợp đồng thương mại.

Hiện tại, vải là loại trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này, khi đưa trái vải thành công vào thị trường
Australia sẽ đồng thời mở ra cơ hội mới cho một số loại trái cây khác như thanh long, nhãn, xoài… Thương vụ Việt Nam tại Australia đang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá trái vải Việt Nam tại Australia.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, do Australia là một trong những nước có các qui định về kiểm dịch ngặt nghèo nhất trên thế giới nên việc xuất khẩu vải tươi của Việt Nam vào thị trường Australia phải đảm bảo 5 yêu cầu, đó là: Về vùng trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Cơ sở sản xuất phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất. Quả vải xuất khẩu phải không bị nhiễm sâu bệnh, không dính đất, không được để lẫn với các sản phẩm từ các vùng trồng chưa được cấp mã số và được đựng trong các thùng được ghi rõ thông tin cơ sở trồng phục vụ cho việc truy nguyên nguồn gốc. Vải phải được vận chuyển đến cơ sở đóng gói được cấp mã số bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh.

Cơ sở đóng gói vải, phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Trước mỗi mùa xuất khẩu vải, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của
Australia.

Bao bì và ghi nhãn, đóng gói vải xuất khẩu sang 
Australia phải đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ hơn 1,6mm. Thùng các-tông đựng vải phải ghi rõ mã số cơ sở trồng vải, cơ sở đóng gói và cơ sở xử lý và ghi rõ bằng tiếng Anh “Treated with ionizing irradiation” hoặc “Treated with ionizing electrons” hoặc “Irradiated (food)”, và có thể in logo theo quy định đối với thực phẩm chiếu xạ trên bao bì các-tông.

 Vải xuất khẩu đi 
Australia phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận theo liều lượng quy định dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

Lô vải xuất khẩu phải được kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của 
Australia và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần