Trước cổ phần hóa, Agribank gặp không ít vướng mắc khi xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp. Ảnh: Hải Linh |
Hàng loạt doanh nghiệp chưa cổ phần hóa
Số liệu được Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) công bố cho thấy, tiến độ CPH tại các DN Nhà nước (DNNN) còn rất chậm. Trong 9 tháng năm 2020 chỉ có 3 DN được CPH. Giai đoạn 2016 đến tháng 9/2020 mới chỉ có 37/128 DN CPH theo kế hoạch (đạt 28%), 3 tháng cuối năm, số DN còn phải thực hiện CPH là 91 DN.Đơn cử như Hà Nội cần CPH 13 DN (14% kế hoạch), TP Hồ Chí Minh CPH 38 DN (40% kế hoạch). Còn lại, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN cần CPH 6 DN, Bộ Công Thương 4 DN, Bộ Xây dựng CPH 2 tổng công ty. Tuy nhiên, thời gian này, tình hình không mấy khả quan khi các nhà đầu tư (NĐT) tỏ ra không mặn mà và bản thân hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), số cuộc đấu giá bị hủy từ đầu năm đến nay là 15 cuộc, gần bằng con số của cả năm 2019 (16 cuộc). Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX), 16 cuộc đấu giá bị hủy với lý do không có NĐT quan tâm. Từ dữ liệu từ HNX và HoSE cho thấy, chỉ có một số đơn vị nhỏ được tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong 9 tháng đầu năm, và kết quả cũng không mấy tích cực.Vướng mắc lớn về cơ chế, đất đaiCục trưởng Cục Tài chính DN Đặng Quyết Tiến cho hay, trong những tháng đầu năm 2020, do sự bùng phát và diễn biến khó lường của dịch Covid-19, làm ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có việc triển khai công tác CPH, thoái vốn và hoạt động của TTCK. Bên cạnh đó, đối tượng CPH, thoái vốn trong giai đoạn này bao gồm một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có tình hình tài chính phức tạp, phạm vi hoạt động rộng, sở hữu nhiều đất đai tại nhiều tỉnh, TP trong cả nước nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất; xác định, kiểm toán giá trị DN, bán cổ phần lần đầu... gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài. Các DN được Bộ Tài chính điểm tên gồm: VNPT, MobiFone, Argibank, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1)… Các đơn vị này vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để xác định giá trị DN.Thực tế, diện tích đất đai mà TKV đang quản lý, sử dụng được phân bố tại 32 tỉnh, TP với hơn 400 cơ sở nhà, đất. Vì vậy, khó có thể đảm bảo hoàn thành việc xác định giá trị DN và phê duyệt phương án CPH TKV để chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Hay tại Agribank có tới 294 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích 2,6 triệu m2 trên cả nước, nguồn gốc đất lại đa dạng, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ. Dẫn tới việc hoàn tất thủ tục về đất đai, xác định giá trị tài sản của DN trước khi CPH gặp không ít vướng mắc. Agribank đã báo cáo NHNN để trình Thủ tướng Chính phủ xác định cơ chế đặc thù cho đơn vị. Trong điều kiện khi chưa CPH được, Agribank đã đề xuất sớm được phê duyệt tăng vốn điều lệ cho ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2020 có 38 DNNN được đưa vào danh sách CPH theo lộ trình chung, chiếm khoảng trên 30% số DN trong diện CPH của cả nước. Theo Ban đổi mới DN TP Hồ Chí Minh, việc chuyển đổi thuận lợi nhất, suôn sẻ nhất cho đến thời điểm này vẫn là các công ty TNHH MTV dịch vụ công ích tại các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc UBND TP. Bởi các yếu tố sở hữu về vốn ít, tài sản đất đai của các đơn vị này dễ xác định. Còn lại, các DNNN có vốn lớn, tài sản đất đai lớn… vẫn rất khó thực hiện chuyển đổi, CPH bởi vướng một số quy định pháp luật.Để đẩy nhanh lộ trình CPH, thoái vốn, từ nay đến hết năm 2020, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN. Về xây dựng nghị định quản lý sử dụng nguồn thu từ CPH, thoái vốn Nhà nước tại DN; phối hợp với Văn phòng Chính phủ, hoàn thiện các nghị định, khẩn trương trình Chính phủ ban hành; chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục rà soát, đôn đốc việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán; công bố công khai, xử lý trách nhiệm trong việc chậm, không thực hiện.
Kế hoạch CPH, thoái vốn DNNN giai đoạn 2017 - 2020 tới nay là khó có thể hoàn thành. Thực tế có đến hơn 70% khối lượng CPH, thoái vốn phải dồn vào năm 2020. Do đó nhiều khả năng sẽ phải có các kế hoạch chi tiết hơn cho các giai đoạn sau để tiếp tục quá trình thoái vốn, CPH. Bộ KH&ĐT cần xây dựng trình Thủ tướng ban hành tiêu chí phân loại DN giai đoạn 2021- 2025 theo ngành nghề, lĩnh vực. Ngoài ra, cần xây dựng đề án cơ cấu lại DNNN trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty. TS Cấn Văn Lực |