Kết quả kinh doanh sa sút
Hapro là DN Nhà nước được thành lập năm 2004. Với lợi thế hoạt động lâu đời và sở hữu hệ thống cửa hàng tại các khu phố trung tâm Hà Nội, Hapro từng được xem là lá cờ đầu của ngành thương mại Thủ đô. Tuy nhiên, sau gần 15 năm hoạt động, Hapro đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ các thương hiệu Big C, Aeon, Lotte… khiến cho kết quả kinh doanh ngày càng sụt giảm.
Người dân mua hàng tại siêu thị Hapro Thanh Xuân trong dịp Tết Mậu Tuất. Ảnh: Lê Nam |
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, riêng trong năm 2015 tại Hapro, có tới 7 công ty con lỗ lũy kế 26,9 tỷ đồng, 15 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 94,5 tỷ đồng, 3 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ lũy kế 69,4 tỷ đồng.Nhằm hạn chế DN tiếp tục thua lỗ, đồng thời bổ sung vốn đầu tư, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ mới đây đã phê duyệt phương án CPH Hapro. Cụ thể, Hapro có vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng, tương ứng 200 triệu cổ phần (CP) lưu hành. Về cơ cấu vốn điều lệ, Nhà nước không nắm giữ CP; CP bán ưu đãi cho người lao động trong DN là 1,07 triệu CP (chiếm 0,49% vốn điều lệ); 75,93 triệu CP bán đấu giá công khai (chiếm 34,51% vốn điều lệ); 143 triệu CP bán cho nhà đầu tư chiến lược (chiếm 65% vốn điều lệ). Lợi thế đất vàngNgày 26/1, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 502/QĐ-UBND phê duyệt việc lựa chọn và bán CP cho nhà đầu tư chiến lược khi CPH Hapro là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) - thuộc Tập đoàn BRG của doanh nhân Nguyễn Thị Nga. DN này mua toàn bộ 65% CP Hapro và trở thành cổ đông chiến lược của Hapro. Giá mua sẽ không thấp hơn mức trúng giá tại phiên đấu giá công khai ngày 30/3 sắp tới. Như vậy, với mức giá khởi điểm (12.800 đồng/cổ phiếu) Tập đoàn BRG sẽ phải bỏ ra ít nhất 1.830 tỷ đồng để sở hữu 65% CP Hapro.Lý do khiến Tập đoàn BRG phải bỏ ra một lượng tiền lớn để mua CP Hapro đang kinh doanh bết bát chính là quỹ đất nằm ở các vị trí đắc địa mà Hapro đang nắm giữ. Cụ thể, trước CPH, Hapro quản lý và sử dụng 183 cơ sở nhà đất và sau CPH, Hapro được giao nắm giữ 114 địa điểm cơ sở nhà, đất tại Hà Nội và các tỉnh, thành.
Loạt "đất vàng" mà Hapro nắm giữ sau CPH có thể kể đến như: Số 19 - 21 Đinh Tiên Hoàng 280m2; số 1 Điện Biên Phủ 500m2; số 135 Lương Đình Của 1.843m2; C12 Thanh Xuân Bắc 1.780m2; D2 Giảng Võ 1.230m2; Tổ hợp thương mại văn phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933m2; Tòa nhà số 362 Phố Huế diện tích đất 618m2; Dự án Trung tâm thương mại văn phòng số 5 Lê Duẩn cao 9 tầng diện tích đất 1.624m2; Chợ Thượng Đình 3.108m2... Đặc biệt, Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai) 37.716m2; KCN Thực phẩm Hapro (Gia Lâm) với diện tích hơn 326.000m2; Chợ đầu mối Bắc Thăng Long (Đông Anh) diện tích 72.700m2…Ngoài ra, Công ty Hapro Holdings (đơn vị thành viên của Hapro) cũng đang sở hữu khu mặt bằng thương mại Quang Hanh (Quảng Ninh) 2ha, Bắc Giang (6.000m2), Phủ Lý (Hà Nam) 1.922m2, Hưng Hà (Thái Bình) 10.000m2, Hapro Việt Trì 5,5ha… Ngoài ra, Hapro Holdings còn đang phát triển một khu biệt thự cao cấp ở Phú Quốc có diện tích 6,5ha. Một số công ty thành viên, công ty con mà Hapro đang nắm giữ CP như Công ty CP Thương mại Dịch vụ Tràng Thi, Công ty CP Thực phẩm Hà Nội cũng đang quản lý hàng chục khu đất tại những địa điểm đắc địa khu phố cổ Hà NộiMặc dù hầu hết các khu đất mà Hapro đang sở hữu đều là đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm nhưng đều là những điểm đắc địa. Đây là những lợi thế của Hapro trong quá trình CPH và là “mỏ vàng” với những nhà đầu tư chiến lược DN phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.