Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 6/9:

Cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG bị bán tháo, giá cổ phiếu lao dốc

Kinhtedothi - Trong ngày giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ bắt đầu rớt giá mạnh từ sau 11 giờ phiên sáng và kết phiên còn 480.000 đồng/cp.

Chứng khoán tăng điểm trở lại

Chốt phiên giao dịch ngày 6/9, VN-Index tăng 5,75 điểm lên 1.273,96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 719 triệu đơn vị, tương ứng gần 17 nghìn tỷ đồng. 

Thị trường ở trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng” bởi cổ phiếu giảm giá vẫn chiếm ưu thế. Tác động mạnh nhất đến sự đi lên của thị trường là BID khi đóng góp gần 0,84 điểm; tiếp đến là MSN với xấp xỉ 0,7 điểm, CTG (0,66 điểm), GVR (gần 0,6 điểm)… Ở chiều ngược lại, VIC lấy đi nhiều điểm số nhất với gần 0,37 điểm, kế đến là SSB (0,33 điểm), HDB (1,39 điểm)…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực. Các mã vốn hóa lớn trong nhóm này như BID, CTG, ACB, STB, TPB, VCB, VPB đều ở chiều tăng giá. Cùng đó, hầu hết các mã cổ phiếu dầu khí ở chiều giá xanh như PLX, PTV, PVB, PVC, PVD, PVS, TOS.

Nhóm cổ phiếu ngành công nghệ thông tin là tăng mạnh nhất, với mã FPT tăng 1,15%, và POT tăng 7,39%, VBH tăng 8,18%.

Ở chiều ngược lại, ngành dịch vụ viễn thông có mức giảm mạnh nhất thị trường do và YEG giảm 0,33%, CTR giảm 0,4%, VGI giảm 2,16%, VNZ giảm 6,8%.

Khối ngoại mua ròng trở lại trên toàn thị trường với giá trị 253 tỷ đồng. Cụ thể, khối ngoại mua ròng hơn 230 tỷ đồng trên HOSE. Cổ phiếu FPT được khối ngoại mua mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 200 tỷ đồng. Tiếp đến, CTG là được mua ròng hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra, VNM, MSN và STB cũng được mua từ 58 đến 83 tỷ đồng.

Cổ phiếu VNZ của VNG bị bán tháo mạnh

Trong ngày giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ bắt đầu rớt giá mạnh từ sau 11 giờ phiên sáng và đến trước giờ đóng cửa nghỉ trưa giảm kịch sàn còn 437.800 đồng/cp.

Đầu phiên chiều, khối lượng cổ phiếu lớn hơn bắt đầu được sang tay. Với tổng cộng hơn 16 nghìn cổ phiếu được sang tay, trong đó số lượng mua chủ động là gần 6 nghìn cổ phiếu, bán chủ động là hơn 9 nghìn cổ phiếu. Dư mua và dư bán hơn 7 nghìn cổ phiếu.

Thanh khoản VNZ cũng đạt mức cao nhất ba tháng qua với hơn 16.400 cổ phiếu, tương đương hơn 7 tỷ đồng. Từ khi giao dịch trên UPCoM vào đầu năm đến nay, khối lượng sang tay bình quân của cổ phiếu này chưa tới 2.000 đơn vị mỗi phiên.

Thời gian qua, sau khi trở thành cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán vượt ngưỡng 1,5 triệu đồng/cp vào tháng 2/2023, "siêu cổ phiếu" một thời VNZ đã bắt đầu đảo chiều, liên tục giảm mạnh xuống quanh vùng giá 500.000 đồng/cp.

Năm 2024, VNG đặt kế hoạch doanh thu 11.069 tỉ đồng, tăng 46% so với năm trước và kỳ vọng có lãi sau thuế hợp nhất 150 tỉ đồng và lãi của công ty mẹ đạt 195 tỉ đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chặn lừa đảo qua tài khoản hộ kinh doanh

Chặn lừa đảo qua tài khoản hộ kinh doanh

17 Jun, 10:42 AM

Kinhtedothi- Để tránh bị gián đoạn dịch vụ ngân hàng trực tuyến, không chỉ doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh bắt buộc phải cập nhật sinh trắc học trước ngày 1/7.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng: Lợi ích kép

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng: Lợi ích kép

16 Jun, 05:55 AM

Kinhtedothi - Việc Quốc hội thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Dư luận đặt kỳ vọng, Luật sẽ góp phần điều chỉnh hành vi tiêu dùng, định hướng sản xuất những sản phẩm không có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Quyết liệt đẩy mạnh thanh toán số

Quyết liệt đẩy mạnh thanh toán số

15 Jun, 01:09 PM

Kinhtedothi- Phát triển thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam vẫn gặp phải không ít thách thức, đòi hỏi cần hoàn thiện các thể chế, chính sách liên quan đến thanh toán không tiền mặt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ