Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ quan chức năng Nghệ An vào cuộc làm rõ vụ học sinh ngộ độc

Kinhtedothi - Tối 9/5, có 76 cháu bé là học sinh trường mần non xã Thuận Sơn (huyện Đô Lương) phải nhập cơ sở y tế để điều trị do có biểu hiện ngộ độc thực phẩm. Các đơn vị chức năng tỉnh Nghệ An đang khẩn trương vào cuộc xác minh rõ sự việc.

Trao đổi với phóng viên, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An Trần Minh Tuệ thông tin, tối 9/5, sau khi nhận được thông tin về việc nhiều trẻ mầm non tại xã Thuận Sơn (huyện Đô Lương) phải nhập viện do biểu hiện ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn..., Sở Y tế cũng như các cơ quan liên quan đã khẩn trương vào cuộc, xác định nguyên nhân, theo giỏi sát sao tình hình các cháu để hỗ trợ kịp thời.

"Tổng có 76 cháu bé phải nhập cơ sở y tế điều trị, theo dõi sức khỏe do nghi vấn ngộ độc thực phẩm. Trong đó có 21 cháu điều trị theo dõi ở trạm y tế xã, còn 45 cháu được phụ huynh đưa vào bệnh viện. Hiện sức khỏe các cháu ổn định, nhiều trường hợp đã về nhà để chăm sóc, theo dõi, chưa có trường hợp nào có diễn biến nặng”, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết.

Giám đốc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An Phạm Ngọc Quy cho biết, từ tối 9/5 đến sáng 10/5, lực lượng đơn vị đã xuống trực tiếp tại cơ sở xảy ra vụ việc để tiến hành xác minh rõ nguyên nhân dẫn tới sự việc. Đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị cơ sở xử lý các tình huống.

Cán bộ Y tế Nghệ An, Sở giáo dục Nghệ An thăm hỏi động viên các nạn nhân

Xác minh sơ bộ ban đầu cho thấy, nhóm trẻ thứ hai có 267 cháu mẫu giáo (từ 3 - 5 tuổi) ăn sữa chua do các cô nuôi của nhà trường tự chế biến vào lúc 15 giờ 30 phút. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, xuất hiện 1 trường hợp đầu tiên có biểu hiện đau bụng, nôn, được người nhà đưa vào Trạm Y tế xã Thuận Sơn để sơ cứu. Từ đó đến 22 giờ cùng ngày, lần lượt ghi nhận có 76 trường hợp có triệu chứng tương tự và được đưa đến Trạm Y tế xã Thuận Sơn (21 cháu) và Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương (55 cháu).

Tại các cơ sở cấp cứu và điều trị, các bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thức ăn, được điều trị bằng uống oresol, truyền dịch bù nước, điện giải và theo dõi. Đến 23 giờ 30 phút ngày 9/5, 21 cháu điều trị tại Trạm Y tế sức khỏe ổn định và về nhà. Đến 8 giờ sáng ngày 10/5, 55 cháu điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương sức khỏe ổn định và chờ làm thủ tục ra viện.

Nhận định bước đầu, 76 trường hợp ngộ độc đều là các cháu mẫu giáo ăn món sữa chua do nhà trường tự ủ vào bữa ăn giữa chiều ngày 9/5. Các cháu nhà trẻ trong bữa ăn giữa chiều không ăn món sữa chua và không ghi nhận có triệu chứng bất thường. Trước đó, các cháu (nhà trẻ và mẫu giáo) đều ăn bữa trưa tại trường và không ghi nhận có triệu chứng bất thường.

Lực lượng chức năng tiến hành lấy mẫu

Hiện, lực lượng chức năng đã lấy mẫu, tiến hành gửi mẫu kiểm nghiệm xác định nguyên nhân sự việc. Sở Y tế, đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương để nắm tình hình của các bệnh nhân, điều tra và báo cáo kịp thời theo quy định. Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn bán trú...

Nghệ An: Thu hút hơn 780.000 khách dịp nghỉ lễ

Nghệ An: Thu hút hơn 780.000 khách dịp nghỉ lễ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

11 Apr, 08:57 AM

Kinhtedothi – Lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12 về công tác xét tuyển đại học 2025, nỗi lo chọn nhầm nghề hoặc chọn nghề có nguy cơ bị AI thay thế…., các chuyên gia tuyển sinh đến từ Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đã đưa ra những lời khuyên hữu ích để các em vững tin vào bản thân trước thời điểm quan trọng của cuộc đời.

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

11 Apr, 07:13 AM

Kinhtedothi - Điều 22 Luật Thủ đô 2024 nhấn mạnh: phát triển sự nghiệp GD&ĐT để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước, thích ứng với quá trình hội nhập. Qua nhiều dự án mới mẻ và hấp dẫn từ các nhà trường, học sinh Thủ đô được tạo điều kiện để phát triển toàn diện từ kiến thức đến kỹ năng và trở thành cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế.

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

10 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Được nhận xét là có nhiều ưu điểm cùng độ tin cậy nhất định nhưng chứng chỉ tiếng Anh của Việt Nam (VSTEP) vẫn chưa thể trở thành lựa chọn hàng đầu của người học. Đến nay, phạm vi sử dụng chứng chỉ VSTEP vẫn quá hẹp và cơ hội cho người sở hữu chứng chỉ này vẫn bị hạn chế.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

09 Apr, 06:04 PM

Kinhtedothi – Trong văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát các tổ hợp, phương thức xét tuyển và lưu ý, việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển bảo đảm phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ