Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.

Là một người gần 20 năm phụ trách hoạt động nghiên cứu pháp lý cho Quốc hội, tôi cho rằng cần thiết phải thẩm định lại lập luận trên một cách độc lập và khách quan. Trước hết, câu hỏi đặt ra là: con số 90% này đến từ đâu, và nó có cơ sở thực chứng hay không?

Dữ liệu chính thức cho thấy không có mức thuế quan nào đạt tới 90%

Theo Báo cáo về Rào cản Thương mại nước ngoài năm 2024 của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) - nguồn tài liệu chính thức do chính phía Hoa Kỳ công bố - thì: Mức thuế MFN (tối huệ quốc) trung bình của Việt Nam là 9,4%; đối với hàng nông nghiệp là 17,1%; đối với hàng phi nông nghiệp là 8,1%.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007 và đã ràng buộc toàn bộ các dòng thuế trong biểu cam kết. Từ góc nhìn này, khó có thể tìm thấy dòng thuế nào chạm đến ngưỡng 90%.

"90%" dường như là một phép cộng mang tính hình ảnh hơn là con số pháp lý

Con số 90% - nếu có ý nghĩa thực tế - dường như được hình thành bằng cách cộng gộp nhiều khoản thuế và chi phí mà một số loại hàng hóa nhập khẩu đặc biệt (như rượu, thực phẩm cao cấp…) phải gánh chịu bao gồm Thuế nhập khẩu (MFN); Thuế tiêu thụ đặc biệt (tính theo giá bán, thường cao hơn giá nhập khẩu); Thuế giá trị gia tăng (VAT) và một số chi phí hành chính liên quan đến kiểm định chất lượng, đăng ký lưu hành, thủ tục hải quan…

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Tuy nhiên, từ góc nhìn luật thương mại quốc tế, chỉ thuế nhập khẩu trực tiếp mới được xem là "thuế quan" theo định nghĩa trong WTO và các hiệp định thương mại tự do. Các loại thuế nội địa và chi phí hành chính chỉ được coi là rào cản phi thuế quan và phải được đánh giá trong bối cảnh cụ thể.

Hơn nữa, những khoản thuế gián thu như VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng đồng đều cho cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, vì vậy không thể được xem là hành vi bảo hộ hay phân biệt đối xử thương mại.

Ngoài ra, phương pháp gộp cộng các loại thuế và chi phí thành một chỉ số duy nhất như "thuế 90%" không phản ánh đúng cách đo lường mức độ bảo hộ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong kinh tế học thương mại, người ta sử dụng các khái niệm như mức bảo hộ danh nghĩa (nominal protection rate) và mức bảo hộ hiệu dụng (effective protection rate), nhưng hai khái niệm này cũng được tính toán theo phương pháp thống nhất, có cơ sở lý thuyết rõ ràng, chứ không phải là phép cộng tùy nghi giữa các loại thuế và chi phí.

Do đó, việc sử dụng con số "90%" như một mức thuế quan là không chuẩn xác về mặt khái niệm, không hợp lệ về mặt pháp lý và thiếu thuyết phục về mặt học thuật.

Những khác biệt về hệ thống thuế không đồng nghĩa với phân biệt đối xử

Mỗi quốc gia có một hệ thống thuế gián thu được thiết kế dựa trên cấu trúc kinh tế, mục tiêu chính sách và năng lực quản lý của riêng mình. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, thuế tiêu thụ đặc biệt thường được áp dụng để điều tiết hành vi tiêu dùng đối với các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có đường... Đây là chính sách nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chứ không phải nhằm phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu.

Ngay cả khi trong thực tế các mặt hàng nhập khẩu phải chịu gánh nặng thuế tổng thể cao hơn so với sản phẩm trong nước - do phương pháp tính thuế, chi phí tuân thủ hoặc định giá khác biệt - thì điều đó không mặc nhiên đồng nghĩa với sự vi phạm nghĩa vụ thương mại quốc tế, miễn là:

1. Các quy định được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

2. Không có hành vi đối xử khác biệt theo xuất xứ;

3. Quy trình ban hành, thực thi các chính sách là minh bạch và có thể dự đoán.

Trong luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt không phải là kết quả thuần túy về gánh nặng thuế, mà là quy trình và nguyên tắc áp dụng. Chính vì vậy, sự khác biệt về tổng gánh nặng thuế giữa hàng hóa Hoa Kỳ và hàng hóa nội địa Việt Nam (nếu có), cần được phân tích kỹ lưỡng và so sánh một cách hệ thống, chứ không thể lấy một số ít ví dụ đơn lẻ làm đại diện cho chính sách chung.

Hơn nữa, trong thực tiễn thương mại quốc tế, một số mặt hàng nhạy cảm như nông sản, thép, dệt may... thường bị áp mức thuế cao ở nhiều quốc gia, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, những mức thuế này không mặc nhiên bị xem là hành vi phân biệt đối xử, nếu được áp dụng theo biểu thuế công khai, không phân biệt đối tác thương mại và tuân thủ nguyên tắc MFN trong WTO.

Vì vậy, để xác lập hành vi phân biệt, không thể chỉ dựa trên mức thuế cao mà cần chứng minh sự thiên lệch trong đối xử với hàng hóa của một quốc gia cụ thể, điều mà trong trường hợp của Việt Nam, cho đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng.

Việc sử dụng con số "90%" như một mức thuế quan là không chuẩn xác về mặt khái niệm, không hợp lệ về mặt pháp lý và thiếu thuyết phục về mặt học thuật.

Áp thuế trả đũa dựa trên con số không rõ ràng: rủi ro về pháp lý và tiền lệ

Việc chính quyền Hoa Kỳ sử dụng con số "90%" như một lý lẽ trung tâm để áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam đặt ra một câu hỏi lớn: Liệu đó có phải là cách tiếp cận phù hợp với tinh thần pháp lý quốc tế và các nguyên tắc của WTO?

Nếu xu hướng định lượng một cách cảm tính như vậy trở nên phổ biến, hệ thống thương mại đa phương có nguy cơ mất đi sự ổn định. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể biện minh cho hành động đơn phương của mình bằng các lập luận không được thẩm định độc lập hoặc không phản ánh đúng bản chất pháp lý của sự việc.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cần nhiều hơn sự chính xác và đối thoại

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt đến cấp độ Đối tác chiến lược toàn diện. Trong bối cảnh đó, cách tiếp cận dựa trên dữ liệu đáng tin cậy, đánh giá khách quan và tinh thần đối thoại là nền tảng để xử lý khác biệt, thay vì sử dụng những lập luận mang tính biểu tượng hay cảm xúc.

Cuối cùng, việc khẳng định Việt Nam đang áp thuế quan 90% đối với hàng hóa Hoa Kỳ – nếu không có minh chứng cụ thể và hợp pháp – là một cách diễn giải thiếu chính xác. Tôi cho rằng những khác biệt thương mại – dù có – vẫn hoàn toàn có thể giải quyết thông qua các cơ chế hợp tác hiện có, với sự tôn trọng lẫn nhau và cam kết cùng hướng tới một trật tự thương mại ổn định, công bằng và dựa trên luật lệ.

 Thêm góc nhìn về chính sách thuế gây “sốc” của Mỹ

 Thêm góc nhìn về chính sách thuế gây “sốc” của Mỹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế tại Điện Biên

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế tại Điện Biên

15 Jul, 10:58 AM

Kinhtedothi - 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Điện Biên ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Cấp ủy, chính quyền các cấp cùng chủ đầu tư đang tiếp tục đôn đốc, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch vốn được giao trong năm nay.

Sản phẩm bảo hiểm mới từ Bảo Việt Nhân thọ - Gia tăng nhiều lớp bảo vệ cho cả gia đình cùng chương trình “Bảo vệ vẹn toàn - đón hè bình an”

Sản phẩm bảo hiểm mới từ Bảo Việt Nhân thọ - Gia tăng nhiều lớp bảo vệ cho cả gia đình cùng chương trình “Bảo vệ vẹn toàn - đón hè bình an”

15 Jul, 08:43 AM

Kinhtedothi - Từ ngày 01/07/2025, Bảo Việt Nhân thọ chính thức ra mắt dòng phẩm bảo hiểm mới – giải pháp bảo vệ toàn diện cho cá nhân và gia đình: Bên cạnh hai sản phẩm bảo hiểm chính là Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung An Khang Như Ý (bảo vệ lên tới 25 tỷ đồng) và Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung An Tâm Hoạch Định (đồng hành tới 90 tuổi), khách hàng có thể tham gia 4 sản phẩm bán kèm linh hoạt, được thiết kế nhằm mở rộng lớp bảo vệ cho khách hàng, từ sức khỏe đến tài chính, từ người trụ cột đến từng thành viên trong gia đình.

Mục tiêu phát triển phải đủ “máu lửa” để khẳng định khát vọng bứt phá

Mục tiêu phát triển phải đủ “máu lửa” để khẳng định khát vọng bứt phá

15 Jul, 08:41 AM

Kinhtedothi - Đó là phát biểu của PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2026 - 2030, diễn ra ngày 14/7/2025.

Tỷ giá USD hôm nay 15/7: thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay 15/7: thị trường tự do quay đầu giảm

15 Jul, 07:06 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 15/7, thị trường tự do quay đầu giảm so với phiên trước đó. Các ngân hàng thương mại niêm điều chỉnh trái chiều giá mua – bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 25.126 đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ