Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Còn 7.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh chưa có sách giáo khoa

Kinhtedothi - Sở Giáo dục vào Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh vừa có báo cáo tình hình sau khai giảng năm học mới 2022-2023 gửi Bộ GD&ĐT và UBND TP. Theo đó, toàn TP còn khoảng 7.000 học sinh chưa có sách giáo khoa.

Trong báo cáo gửi Bộ GD&ĐT về tình hình học tập sau khai giảng năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT TP cho biết, tính đến ngày 9/9, TP có 99,5% học sinh trang bị đủ sách giáo khoa, còn khoảng 7.000 học sinh (0,5%) chưa có sách giáo khoa.

Số học sinh này đều ở các khối lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, bậc tiểu học đã trang bị đủ, bậc THCS thiếu 2.050 bộ, THPT thiếu 2.232 bộ và giáo dục thường xuyên thiếu 2.771 bộ.

Vẫn còn 7.000 học sinh TP Hồ Chí Minh thiếu sách giáo khoa năm học mới. Ảnh: LĐ

Theo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, việc học sinh còn thiếu sách giáo khoa cho năm học mới là do học sinh chưa tự trang bị, Công ty Sách và Thiết bị trường học chưa cung cấp đủ sách theo đơn đặt hàng của các cơ sở giáo dục, một số học sinh từ địa phương khác chuyển về TP chưa kịp trang bị sách giáo khoa...

Để hỗ trợ học sinh có đủ sách giáo khoa phục vụ việc học tập, Sở GD&ĐT thực hiện phương án nhà trường cung cấp file sách giáo khoa để học sinh tham gia các hoạt động học tập trong năm học mới. Song song đó, Sở sẽ đôn đốc các đơn vị phát hành sách để khẩn trương bổ sung sách còn thiếu trong thời gian sớm nhất.

Năm học 2022 - 2023, TP Hồ Chí Minh tăng hơn 21.000 học sinh (công lập và ngoài công lập). Trong đó, bậc THCS tăng nhiều nhất với 13.661 học sinh, kế đến là THPT tăng 12.761 học sinh, mầm non tăng 6.587 học sinh... Số học sinh tăng nhiều tại TP Thủ Đức và một số quận, huyện như quận 12, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn do đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, tình trạng dân số tăng cơ học cao. 

Để đáp ứng nhu cầu học sinh tăng, TP Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng thêm 575 phòng học, trong đó 365 phòng tăng thêm so với năm học trước, có mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Hiện, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh hoàn thành tuyển dụng giáo viên đợt 1 với 3.244 thầy cô, còn thiếu 5.939 giáo viên còn thiếu so với biên chế. Đợt 2 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2022, riêng các đơn vị đã được phân cấp tuyển dụng và tự chủ tài chính tổ chức tuyển dụng theo khả năng và nhu cầu thực tế của đơn vị.

Đối với các vị trí giáo viên thiếu nguồn tuyển dụng (công nghệ, tin học) và giáo viên các môn mới (âm nhạc, mỹ thuật), Sở GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị trực thuộc chủ động liên kết để chia sẻ giáo viên thỉnh giảng hoặc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn với điều kiện các trường hợp đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với cấp học.  

Vì sao sách giáo khoa tăng giá?

Vì sao sách giáo khoa tăng giá?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngành Ngân hàng tìm hướng đi mới

Ngành Ngân hàng tìm hướng đi mới

06 Apr, 05:50 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu nguồn nhân lực, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để có hiệu suất lao động cao hơn, đội ngũ lao động chất lượng hơn. Việc này khiến nhiều sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng lo lắng cánh cửa cơ hội việc làm sẽ hẹp lại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ