Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Con hổ tiềm năng của châu Á

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Việt Nam có tiềm năng trở thành điểm đến tiếp theo, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, đối với các công ty đa quốc gia muốn sử dụng nguồn lực bên ngoài.

KTĐT - Việt Nam có tiềm năng trở thành điểm đến tiếp theo, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, đối với các công ty đa quốc gia muốn sử dụng nguồn lực bên ngoài.

Đó là nhận định của một báo cáo về Việt Nam đăng trên trang web outsourceportfolio.com, phân tích các cơ hội sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam đặc biệt là về ngành công nghệ thông tin (IT).

Theo báo cáo này, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc trong thập niên qua, và xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã theo đuổi một chính sách thành công trong việc tạo thị trường xuất khẩu nhắm đến những đối tượng mà Trung Quốc không thể đáp ứng.

Báo cáo này cũng đã tiết lộ những chi tiết cụ thể về sự năng động của ngành công nghệ thông tin (IT) đang trỗi dậy của Việt Nam. IT là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2008 và đã thu hút 332 công ty IT nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp này với tổng số vốn lên tới 2 tỷ USD.

Đánh giá về vai trò của chính phủ, báo cáo cho rằng Chính phủ Việt Nam đang cố gắng hết sức thúc đẩy quá trình tư nhân hóa trong đó có việc giảm 30% thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ cũng có kế hoạch đầu tư 58 triệu USD trước năm 2012 để thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm và kỹ thuật số.

Về tác quyền, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 77 trong số 115 quốc gia được khảo sát nhưng có thể có một số cải thiện trong vấn đề này. Về cơ sở hạ tầng, báo cáo cho hay chính phủ đã cam kết chi 11% GDP để cải thiện lĩnh vực này. Về nguồn nhân lực, Việt Nam có lợi thế về một lực lượng lao động được đào tạo tốt và có trình độ học vấn cao trong khi mức lương mà các công ty phải trả cho họ lại thấp hơn từ 30% đến 66% so với Trung Quốc và Ấn Độ.

Báo cáo nhận định, điều khiến Việt Nam trở thành một điểm đến đặc biệt hấp dẫn vì nước này là một nước có mức độ rủi ro từ thấp đến trung bình với một môi trường chính trị ổn định.