Công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ Make in Viet Nam
Kinhtedothi - Ngoài 71 hồ sơ đã công bố, Cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn (Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức công bố bổ sung 32 sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ Make in Viet Nam.

Công bố bổ sung 32 sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ Make in Viet Nam.
Ngày 13/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức công bố danh sách các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu trên Cổng Thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn.
Thông tin tại sự kiện, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Thành Phúc cho biết, Cổng Thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn là nơi để các tổ chức, cá nhân gửi các sản phẩm, giải pháp của mình nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư hoặc nhận hỗ trợ từ Nhà nước.
Trích dẫn
Cổng Thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn không chỉ là một nền tảng công nghệ mà còn là một hệ sinh thái kết nối các ý tưởng, tài năng và nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Đây là một kênh mở, cho phép các chủ thể đề xuất ý tưởng để: Kết nối với nhà đầu tư hoặc đối tác chiến lược; đề nghị Nhà nước hỗ trợ, đánh giá, thẩm định và công bố.
Để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả, Bộ KH&CN đã ban hành mẫu hồ sơ và cấu hình trên Cổng, tương ứng với từng nhóm sản phẩm, giải pháp. Đồng thời, một Hội đồng đánh giá cùng quy trình, quy chế và khung tiêu chí cụ thể đã được thành lập để xem xét các hồ sơ.

Trao kỷ niệm chương tặng 5 doanh nghiệp có sản phẩm, giải pháp được công bố.
Ra mắt ngày 9/4, sau hơn một tháng, Cổng nhận 426 hồ sơ gửi tới Bộ KH&CN. Ngoài 71 hồ sơ đã công bố, Cổng bổ sung 32 sản phẩm, giải pháp mới ngày 13/5. Trong đó, 14 sản phẩm từ FPT, 12 sản phẩm từ VNPT, 4 sản phẩm của CMC, còn Viettel và Misa đóng góp một sản phẩm. Hiện, 90 sản phẩm, giải pháp khác đang được Hội đồng đánh giá của Bộ KH&CN thẩm định.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long cho biết, Cổng Thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn là công cụ hữu hiệu góp phần hiện thực hóa mô hình hợp tác "ba nhà" gồm: Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Trong đó, Nhà nước giữ vai trò kiến tạo chính sách, hỗ trợ nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển phòng thí nghiệm, đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng một số sản phẩm nghiên cứu; Nhà nước sẽ triển khai nghiên cứu, phát triển sản phẩm và đăng ký lên Cổng; doanh nghiệp cả trong và ngoài nước sẽ cùng hợp tác nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long phát biểu tại sự kiện.
Thứ trưởng Bộ KH&CN khẳng định, đây chính là mô hình gắn kết hiệu quả giữa nghiên cứu - đào tạo - sản xuất - kinh doanh, góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, cho biết, thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tổ chức các phiên công bố định kỳ hằng tuần.
Trước đó, Bộ KH&CN đã xây dựng và đưa vào vận hành Cổng Thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp và sáng kiến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo đó, Bộ KH&CN sẽ đưa tất cả các phát minh, sáng chế của Việt Nam lên Cổng, đồng thời cung cấp thông tin pháp luật và kiến thức về sở hữu trí tuệ một cách dễ tiếp cận.
Cổng tích hợp với các cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ quốc gia và quốc tế, hỗ trợ người dùng tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ và tránh xâm phạm quyền của người khác. Ngoài ra, Cổng sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, kết nối chuyên gia, hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ và thúc đẩy thương mại hóa.

Chiến lược “chiêu mộ người Việt toàn cầu” của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái “make in Vietnam”
Kinhtedothi- Từng có thời điểm, người Việt trẻ học tập và làm việc ở nước ngoài xem “giấc mơ định cư” là đích đến cuối cùng. Nhưng trong những năm gần đây, một làn sóng ngược dòng đang hình thành: thế hệ nhân tài Việt toàn cầu, sau nhiều năm tích lũy tri thức và kinh nghiệm quốc tế, đang chủ động trở về – với mong muốn tạo dấu ấn và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Công nghệ chuyển mình mạnh mẽ với tinh thần "Make in Vietnam"
Kinhtedothi - Những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước chuyển mình để trở thành quốc gia làm chủ và sáng tạo sản phẩm công nghệ số. Tinh thần "Make in Vietnam" - được khởi xướng từ năm 2019 đến nay đã không còn là khẩu hiệu, mà trở thành chiến lược phát triển bền vững, thể hiện qua những thành tựu cụ thể trong năm 2024 và đầu năm 2025.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được đăng ký dùng thử ứng dụng chuyển nhận văn bản điện tử
Kinhtedothi - Hệ thống ứng dụng chuyển nhận văn bản trực tuyến giữa tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng quản lý và Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Hà Nội đang được triển khai sử dụng thử nghiệm, trước khi đi vào vận hành chính thức.