Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công nghệ chuyển mình mạnh mẽ với tinh thần "Make in Vietnam"

Kinhtedothi - Những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước chuyển mình để trở thành quốc gia làm chủ và sáng tạo sản phẩm công nghệ số. Tinh thần "Make in Vietnam" - được khởi xướng từ năm 2019 đến nay đã không còn là khẩu hiệu, mà trở thành chiến lược phát triển bền vững, thể hiện qua những thành tựu cụ thể trong năm 2024 và đầu năm 2025.

Các sản phẩm và giải pháp công nghệ số "Make in Viet Nam" được vinh danh. Ảnh: Bộ KH&CN.

Hành trình làm chủ công nghệ

Từ chỗ chủ yếu gia công, lắp ráp cho các tập đoàn nước ngoài, Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò là quốc gia sáng tạo, thiết kế và phát triển sản phẩm công nghệ mang bản sắc riêng. "Make in Vietnam" không đơn thuần là sản xuất tại Việt Nam, mà là tạo ra bằng trí tuệ Việt, do người Việt thiết kế, làm chủ và phát triển. Đây là sự thay đổi căn bản trong tư duy, từ nhập khẩu sang làm chủ, từ tiêu dùng sang sáng tạo.

Chỉ trong vòng 5 năm, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tỷ trọng giá trị Việt Nam trên doanh thu lĩnh vực công nghiệp thông tin và truyền thông (ICT) đã tăng gấp gần 1,5 kể từ khi chiến lược "Make in Vietnam" được khởi xướng.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

"Make in Vietnam" là một chiến lược quan trọng do Bộ TT&TT (nay là Bộ KH&CN) khởi xướng, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chuyển từ gia công, lắp ráp sang tự thiết kế, sáng tạo và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao ngay tại Việt Nam.

Hàng loạt sản phẩm công nghệ cao "Make in Vietnam" đã ra đời: từ chip 5G, AI Camera, đến các giải pháp chuyển đổi số trong y tế, giáo dục và đô thị thông minh… Đặc biệt, 71 sản phẩm và giải pháp công nghệ số "Make in Viet Nam" được vinh danh năm 2025 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong việc nghiên cứu, sáng tạo và làm chủ công nghệ.

Các doanh nghiệp công nghệ Việt đã nỗ lực hoàn thiện và phát triển các sản phẩm công nghệ "Make in VietNam", tạo sự bứt phá cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp và đồng hành cùng mục tiêu đưa kinh tế số đạt 20% GDP năm 2025.

Chính phủ Việt Nam xác định Make in Vietnam không chỉ là định hướng phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, mà là một phần trong chiến lược phát triển đất nước bền vững, tự chủ và có vị thế cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển thương hiệu "Make in Vietnam"

Từ sau khi có Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ở nước ta ngày càng có nhiều công ty làm ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ "Make in Vietnam". Trong đó có nhiều công ty hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số, khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển của nền kinh tế và xã hội. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phát triển và vận hành các nền tảng công nghệ lõi "Make in Vietnam", trong đó có thiết bị 5G, hệ thống trí tuệ nhân tạo, công cụ quản trị doanh nghiệp và nền tảng bảo mật nội địa hóa…

Chỉ trong thời gian ngắn, từ những bước đi bỡ ngỡ đầu tiên, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã vươn mình bước ra thế giới. Tinh thần này cũng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng "startup", với hàng trăm sản phẩm đổi mới sáng tạo mang dấu ấn Việt Nam đã được gọi vốn thành công và bước ra thị trường quốc tế…

Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 45.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, trong đó có 11.200 doanh nghiệp làm phần mềm. Năm 2024, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp thông tin và truyền thông (ICT) đạt khoảng 1,16 triệu tỷ đồng (hơn 45,5 tỷ USD).

Hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hoạt động ở nước ngoài với ước tính doanh thu khoảng 7,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp công nghệ số hoạt động ở nước ngoài đã mở rộng thị trường, khẳng định uy tín của thương hiệu sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam" trên bản đồ thế giới, doanh thu thị trường xuất khẩu nước ngoài đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam…

Đầu năm 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng nhấn mạnh tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI: "Đây là thời điểm chín muồi để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà. Đây không chỉ là sứ mệnh cao cả, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, đưa các sản phẩm, dịch vụ "Make in Vietnam" vươn xa. Hãy tận dụng thế mạnh về trí tuệ, nguồn nhân lực, và tinh thần khởi nghiệp sáng tạo cùng hào khí Việt Nam để góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới".

Thế giới công nghệ đang dịch chuyển từ sở hữu tài sản sang sở hữu dữ liệu, từ sản phẩm sang nền tảng. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không thể tiếp tục gia công cho nước khác mà cần vươn lên làm chủ công nghệ, hệ sinh thái và cả chính sách vận hành. "Make in Vietnam" là tuyên ngôn của một Việt Nam tự tin bước ra thế giới - với sản phẩm do người Việt thiết kế, làm chủ và sáng tạo.

Hà Nội phát triển các doanh nghiệp công nghệ số

Hà Nội phát triển các doanh nghiệp công nghệ số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ số trong cải cách hành chính

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ số trong cải cách hành chính

03 May, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ, Hà Nội đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.

Hồ sơ điện tử: nền móng vận hành xã hội số

Hồ sơ điện tử: nền móng vận hành xã hội số

02 May, 06:41 AM

Kinhtedothi - Thời đại 4.0, chuyển đổi số không thể thành công nếu thiếu nền tảng dữ liệu. Hồ sơ điện tử chính là viên gạch đầu tiên để xây dựng xã hội hiện đại, minh bạch và hiệu quả hơn.

Bảo đảm an toàn thông tin, sẵn sàng phục vụ lễ kỉ niệm 30/4

Bảo đảm an toàn thông tin, sẵn sàng phục vụ lễ kỉ niệm 30/4

29 Apr, 09:59 PM

Kinhtedothi - Nhằm đảm bảo an toàn thông tin liên lạc, chất lượng dịch vụ cho khách hàng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT... cho biết đã triển khai bổ sung nhiều trạm phát sóng dã chiến, xe phát sóng lưu động tại các điểm lễ hội, chuẩn bị kỹ lưỡng các giải pháp để mạng lưới hoạt động ổn định, phục vụ tốt nhất nhu cầu liên lạc của người dân trong suốt thời gian nghỉ lễ năm nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ