Công bố Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kinhtedothi- Sáng 3/4, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Pháp lệnh gồm 6 chương, 32 điều, quy định về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo vệ các công trình, khu vực và tổ chức các hoạt động trong Khu di tích Lăng; nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng. Pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 19-5-2025.
Việc ban hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng.
Kịp thời hoàn thiện các quy định pháp luật để khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời phát huy hơn nữa ý nghĩa chính trị, văn hóa của Khu di tích Lăng, góp phần tuyên truyền về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thông tin tại họp báo, Thiếu tướng Phạm Hải Trung, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 1969, khi thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chuyên gia Liên Xô đã sang trực tiếp giúp đỡ Nhà nước Việt Nam thực hiện giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh cũng như sau khi đất nước thống nhất.

Thiếu tướng Phạm Hải Trung, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thông tin thêm tại họp báo. Ảnh: TV
Năm 1992, Ban Quản lý Lăng đã báo cáo với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cho phép hợp tác trực tiếp với chuyên gia Liên bang Nga trong thực hiện giữ gìn lâu dài, bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các hoạt động hợp tác trực tiếp được thể hiện qua huấn luyện, đào tạo cho các cán bộ, bác sĩ của Bộ Tư lệnh trong nhiệm vụ y tế, bảo đảm duy trì hệ thống trang thiết bị kỹ thuật.
Từ đó, lực lượng y tế của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đảm nhiệm các nhiệm vụ y tế trong giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Để bảo vệ, giữ gìn thi hài Bác có những quy trình về công tác y tế cũng đã được chuyên gia huấn luyện và chuyển giao... Hiện chuyên gia bạn vẫn tiếp tục hợp tác, cùng phối hợp trong nhiệm vụ y tế, nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện quy trình y tế đối với giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Thiếu tướng Phạm Hải Trung nhấn mạnh.
Cũng theo Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học và đã được quy định trong pháp lệnh để có những cải tiến, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhằm bảo quản tốt hơn nữa, giữ gìn lâu dài, mãi mãi thi hài Bác.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Kinhtedothi - Sáng 11/3, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Luật Thủ đô 2024: từ kinh nghiệm các nước về phát triển khoa học công nghệ
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, nhà khoa học, việc xây dựng cơ chế đặc thù để từng bước xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hàng đầu quốc gia và trong khu vực là chủ trương, chính sách sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta...

Luật Thủ đô 2024: Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
Kinhtedothi - Quá trình đô thị hóa mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo Thủ đô, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng sức ép lên việc quản lý tài nguyên môi trường, trong đó có đất đai. Luật Thủ đô 2024 với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, tạo chuyển biến tích cực cho Hà Nội.