Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công cụ phòng vệ đang bị bỏ quên

KTĐT - "10 năm trước, khi vươn ra thị trường quốc tế các DN Việt Nam là những bị đơn, phải lo đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá từ các đối thủ nước ngoài. Nay tại "sân nhà" chúng ta lại chịu sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập ngoại, DN trong nước trở thành nguyên đơn đi khởi kiện".

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đặt vấn đề trên tại Hội thảo "Kiện chống bán phá giá ở Việt Nam - Đánh thức công cụ bị bỏ quên" tổ chức sáng 24/7.

Đánh thức doanh nghiệp

Thiết bị điện, điện tử; máy móc; dầu và nhiên liệu; sắt, thép; nhựa và sản phẩm nhựa; hàng may mặc và phụ kiện; vải dệt kim, móc; hoa quả, trái cây; phương tiện vận tải; bông là Top 10 mặt hàng có nguy cơ cao về cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, được bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Phòng vệ thương mại, Trung tâm WTO - VCCI đưa ra tại hội thảo. Cũng theo bà Loan, trước đây chúng ta chỉ biết đến kháng kiện, nay để bảo vệ quyền lợi của mình trên sân nhà, các DN cần mạnh dạn đứng lên khởi kiện. Chia sẻ quan điểm này, bà Trang cho biết, hiện đang xuất hiện xu hướng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam và bán với giá thấp gây ảnh hưởng tới hàng hóa trong nước, gây bức xúc trong cộng đồng DN… "Thay vì im lặng hoặc chờ cứu, các DN hãy sử dụng công cụ phòng vệ thương mại. Đây là biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của DN trước hàng hóa nước ngoài" - bà Trang khuyến nghị.

Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều DN đặt ra là khi tiến hành khởi kiện, DN cần trang bị những gì? Trả lời thắc mắc này, ông Lê Sỹ Giảng - Phó trưởng Ban xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết, trước khi tiến hành khởi kiện chống bán phá giá, DN phải tìm hiểu kỹ về mức thuế nhập khẩu, các biện pháp hành chính, hàng rào kỹ thuật TBT (đối với hàng công nghiệp) và phòng vệ thương mại (chống bán phá giá (CBPG) và biện pháp tự vệ). Tuy nhiên, để kiện chống bán phá giá được giải quyết thành công, DN phải xác định được mức độ thiệt hại như lượng bán hàng, doanh thu có bị ảnh hưởng, hàng tồn kho có bị tồn đọng nhiều… Tập hợp các số liệu này qua nhiều kênh như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê…   

Sắt, thép là một trong 10 mặt hàng có nguy cơ cao về cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường Việt Nam. Trong ảnh:  Sản xuất thép kết cấu tại Công ty TNHH Zamil Steel Vietnam. Ảnh: Huy Hùng

                                                                                                                                 Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ tiến hành 3 vụ điều tra, gồm có 2 vụ điều tra tự vệ và một vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều loại sản phẩm mà Việt Nam đang nhập khẩu nhiều, đặc biệt là hóa chất, nhựa, dệt may, kim loại, điện tử… đã và đang là đối tượng bị kiện chống bán phá giá ở nhiều nước.

Có tác dụng phụ?

Từ góc độ DN, ông Đàm Quang Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Sơn Hà quan ngại, việc khởi kiện chống bán phá giá sẽ có tác dụng phụ. Đơn cử trong lĩnh vực sản xuất thép không gỉ cán nguội, mới đây Công ty POSCO VST và Hòa Bình Inox có gửi hồ sơ lên Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu. Với tư cách vừa là nhà sản xuất trong nước, vừa là nhà nhập khẩu, ông Hùng cho rằng, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập ngoại sẽ dẫn tới rất nhiều hệ quả ảnh hưởng xấu tới thị trường ngành thép không gỉ tại Việt Nam. Bởi theo ông Hùng, xét về tổng thị phần ngành sản xuất thép tại Việt Nam hiện nay, Công ty POSCO VST và Hòa Bình Inox đang giữ vị trí thống lĩnh thị trường (chiếm khoảng 30% thị phần). "Nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc), sẽ dẫn tới thực tế hai Công ty POSCO VST và Hòa Bình Inox có thể sử dụng lợi thế thị phần để đẩy giá mặt hàng thép lên cao, vì không có sự cạnh tranh ngang bằng, và quan trọng nhất là người tiêu dùng sẽ bị chịu thiệt" - ông Hùng lo lắng. Nhiều DN đang sử dụng thép không gỉ cán nguội cũng có chung quan điểm với đại diện Sơn Hà.

Về vấn đề này, đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, ngày 4/7/2013, Bộ Công Thương cho biết, đã ký quyết định thông báo về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam, bao gồm sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc). Trước những kiến nghị của DN, Bộ ghi nhận và sẽ xem xét kỹ trước khi ra phán quyết cuối cùng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ