Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

TP Hồ Chí Minh:

Công đoàn các trường đại học, cao đẳng chăm lo Tết cho công đoàn viên

Tân Tiến
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 29/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn tại các trường đại học, cao đẳng năm 2021-2022, và triển khai công tác năm học 2022-2023.

43 trường đại học, cao đẳng có 517 Giáo sư, Phó Giáo sư

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Ban Cán sự Giáo dục và đào tạo LĐLĐ TP trình bày báo cáo, theo đó năm học 2021-2022, các trường đại học, cao đẳng có 43 công đoàn cơ sở (CĐCS); trong đó có 23 CĐCS trường ngoài công lập. Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên, người lao động (CB-GV-NV-NLĐ) tại các trường là 17.542 người, trong đó đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) là 14.595 người. Về trình độ chuyên môn, có 517 Giáo sư, Phó Giáo sư, 1.963 Tiến sĩ, 7.646 Thạc sĩ. Về trình độ lý luận chính trị, có 634 cử nhân, 296 cao cấp và 1.130 trung cấp.

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Ban Cán sự Giáo dục và đào tạo LĐLĐ TP trao bằng khen cho CĐCS các trường đại học, cao đẳng
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Ban Cán sự Giáo dục và đào tạo LĐLĐ TP trao bằng khen cho CĐCS các trường đại học, cao đẳng

Trong năm học, các CĐCS đã chủ động, sáng tạo, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu giải quyết khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Công đoàn các trường vẫn đang tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối giữa lãnh đạo trường và tập thể sư phạm, tham gia tích cực vào công tác quản lý nhà trường; các cán bộ công đoàn (CBCĐ) luôn sâu sát, động viên, khích lệ đối với ĐVCĐ, NLĐ yên tâm công tác tốt và đồng lòng, chung sức chia sẻ khó khăn cùng nhà trường trong việc cải cách để nhà trường ngày càng phát triển.

Về thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CB-GV-NV-NLĐ và tham gia quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát. Ban Chấp hành (BCH) CĐCS các trường đã phối hợp với Ban Giám hiệu xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường, tích cực tham gia đối thoại; đã có 38 trường thực hiện đúng theo quy định, trong đó có 100% trường công lập đã thực hiện. Công tác phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hội nghị người lao động được công đoàn các trường đặc biệt quan tâm. Các hội nghị đều đảm bảo dân chủ, thiết thực, nhưng đa số hội nghị không đảm bảo thời gian so với quy định. Hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân (TTND) đi vào nền nếp, có 100% CĐCS công lập thành lập Ban TTND.

CĐCS các trường chăm lo tốt đời sống ĐVCĐ

Về công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB-GV-NV-NLĐ có 39 đợt khám bệnh tại các trường với 13.552 lượt, trong đó có 4.699 nữ. Song song công tác đảm bảo an toàn, sức khỏe cho đội ngũ sư phạm trong trường, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CB-GV-NV-NLĐ luôn được BCH CĐCS ưu tiên hàng đầu. Các trường đã chăm lo Tết cho 15.148 người với tổng số tiền hơn 100,9 tỷ đồng; tổ chức hoạt động vui Tết cho ĐVCĐ, NLĐ không có điều kiện về quê đón Tết gần 200 triệu đồng…

Lãnh đạo LĐLĐ cùng đại diện CĐCS các trường đại học, cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh dự hội nghị tổng kết công tác công đoàn trong trường học. 
Lãnh đạo LĐLĐ cùng đại diện CĐCS các trường đại học, cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh dự hội nghị tổng kết công tác công đoàn trong trường học. 

Đơn cử CĐCS trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức “Phiên chợ nghĩa tình” để ĐVCĐ, NLĐ có thể mua những món hàng được giảm giá hoặc miễn phí từ các đơn vị tham gia. Hay CĐCS trường Dự bị Đại học TP hỗ trợ ĐVCĐ, NLĐ tham gia làm thêm nhằm tăng thu nhập, như: Giữ xe, dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào, Campuchia đang theo học tiếng Việt.

Trong thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng, các CĐCS đã rất tích cực tìm kiếm nguồn thực phẩm giúp các gia đình CB-GV-NV-NLĐ của trường bị cách ly, phong tỏa; đồng thời giúp đỡ sinh viên xa nhà bị F0 ở trong khu vực cách ly của trường. Ngoài ra, các CĐCS còn quan tâm thực hiện hỗ trợ bữa ăn cho NLĐ thực hiện phương án “3 tại chỗ”; hỗ trợ khẩn cấp cho ĐVCĐ, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong đợt bùng phát lần thứ tư. Có 4.044 lượt CB-GV-NV-NLĐ được chăm lo trong “Tháng công nhân” 2022 với số tiền hơn 1,826 tỷ đồng; các CĐCS đã chăm lo cho 499 ĐVCĐ, NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hơn 1,223 tỷ đồng.

CĐCS các trường cũng giới thiệu cho Tổ chức tài chính Vi mô - CEP, Quỹ Phát triển nhà TP, các chương trình ưu đãi của các ngân hàng để hỗ trợ vốn kịp thời cho CB-GV-NV-NLĐ khi có nhu cầu; kiến nghị lãnh đạo nhà trường hỗ trợ tiền thuê nhà cho ĐVCĐ, NLĐ. Ngoài ra, một số CĐCS đã hình thành các chương trình vốn tương trợ, như CĐCS trường Đại học Công nghệ Sài Gòn tổ chức “Quỹ hỗ trợ STU” của HĐQT nhà trường với số tiền 200 triệu đồng hỗ trợ cho ĐVCĐ, NLĐ vay để giải quyết phần nào khó khăn tài chính trong cuộc sống (sửa chữa nhà, nộp tiền học cho con, chữa bệnh…); CĐCS trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật phối hợp với nhà trường hỗ trợ 10.000 đồng/bữa ăn trưa cho CB-GV-NV-NLĐ tại nhà ăn công đoàn…

Phát động phong trào thi đua

Tại hội nghị tổng kết, có 2 trường là Đại học Tài chính - Marketing và Đại học Luật được nhận Cờ thi đua; 3 trường, gồm: Đại học Sư phạm Kỹ thuật; Đại học Ngoại ngữ - Tin học; Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương III nhận bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam. LĐLĐ TP Hồ Chí Minh cũng tặng cờ thi đua cho 6 trường và bằng khen cho 19 trường.

Thay mặt Ban Thường vụ LĐLĐ TP, ông Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch đã phát động phong trào thi đua trong các trường đại học, cao đẳng trực thuộc LĐLĐ TP năm học 2022-2023. Cụ thể, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội Đảng, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của công đoàn các cấp.

Vận động ĐVCĐ, NLĐ tại các trường ra sức thi đua phát huy sáng kiến, sáng tạo, đổi mới quy trình làm việc, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính; đồng hành cùng nhà trường vượt khó, đảm bảo việc làm, thu nhập cho NLĐ…

Nâng cao hiệu quả các hoạt động chăm lo lợi ích và phúc lợi, quan tâm hỗ trợ kịp thời ĐVCĐ và NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Tập trung huy động các nguồn lực chăm lo ĐVCĐ, NLĐ trong dịp Tết Quý Mão 2023. Cụ thể hóa các phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”; phong trào “Vì người thợ - Vì giảng viên, nhân viên, người lao động”, “Bàn tay vàng - Hội thi nghề giáo”…

Tiếp tục triển khai sâu rộng, hiệu quả việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW gắn với chủ đề năm 2022 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh”. Tuyên truyền vận động ĐVCĐ, NLĐ tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh để giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng.

 

Hàng trăm sáng kiến làm lợi hơn 1 tỷ đồng

Theo bà Nguyễn Thị Bích Thủy, trong công tác thi đua yêu nước, như phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, có 268 công trình, sản phẩm và 287 sáng kiến mang lại các giá trị tinh thần, giá trị làm lợi tương đương 1.084.637.000 đồng. Các sáng kiến được tuyên dương, khen thưởng với số tiền 141 triệu đồng.

Đối với phong trào “Bàn tay vàng - Hội thi nghề giáo”, CĐCS phối hợp lãnh đạo trường tổ chức, vận động ĐVCĐ và NLĐ tham gia nhiều hội thảo trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp giảng dạy. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc danh mục của Web of Science, Scopus…; có 36 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước được công nhận, 97 đề tài cấp Bộ, 74 đề tài cấp TP, 764 đề tài cấp cơ sở…

Phong trào “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” và “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” có 682 sáng kiến đã góp phần cùng hệ thống công đoàn TP hoàn thành vượt chỉ tiêu giai đoạn 1.