Công nghiệp hỗ trợ: Để chính sách thực sự hỗ trợ doanh nghiệp

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhiều chuyên gia cho rằng, với các chính sách khuyến khích như hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam sẽ rất khó để phát triển thành công.

Khi nói về các chính sách khuyến khích hiện hành dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, đa phần trong số này đều chỉ quy định cho có, còn thực tế, lợi ích dành cho doanh nghiệp tham gia là rất nhỏ bé. Đồng thời, vị chuyên gia này khẳng định, với những chính sách hiện nay, Việt Nam sẽ không thể phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Lấy dẫn chứng ngay từ Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ ký và ban hành từ đầu năm 2011. Trong đó có quy định các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành: Cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - gi
ày và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao.

 
Doanh nghiệp trong nước muốn có chính sách hỗ trợ như với doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp trong nước muốn có chính sách hỗ trợ như với doanh nghiệp FDI
Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn được coi là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao để được hưởng ưu đãi lại phải có số lượng tiến sỹ, kỹ sư nhất định mới được liệt vào dạng này. Như vậy sẽ chẳng có nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng đủ điều kiện, ông Ánh khẳng định.

Ngoài ra còn khuyến khích về hạ tầng cơ sở, trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg có nêu các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất thích hợp cho dự án về diện tích, vị trí, tiền thuê đất. Nhưng thế nào là "quỹ đất thích hợp"? ông Ánh đặt câu hỏi, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phản ánh rằng khi đi xin đất để phát triển, họ thường chỉ nhận được câu trả lời từ cơ quan có trách nhiệm là đợi tìm "quỹ đất thích hợp".

Ông Ánh cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp trong nước đã chia sẻ với ông rằng, phía doanh nghiệp không xin ưu đãi gì quá lớn, chỉ cần được hưởng những khuyến khích tương tự với doanh nghiệp FDI. Từ đó cũng cho thấy sự mất cân bằng trong chính sách ưu đãi giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Cùng quan điểm với ông Ánh, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho rằng, mong muốn lớn nhất ở thời điểm hiện tại của các doanh nghiệp trong nước là các chính sách hỗ trợ mà họ được tiếp cận phải có sự công bằng như đối với những gì doanh nghiệp FDI đang có được.

Gần đây nhất là trường hợp của Viettel khi đã xin Chính phủ và các Bộ, ngành để được hưởng chế độ đãi ngộ với doanh nghiệp công nghệ cao, qua đó được miễn thuế nhập khẩu linh kiện sản xuất điện thoại trong 5 năm. Chế độ này cũng tương tự với Samsung, doanh nghiệp FDI cũng đang hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhưng đề nghị của Viettel lại không được thông qua, bà Hương nói.

Cũng từ trường hợp của Samsung, bà Hương cho biết, khi hãng này muốn đưa về Việt Nam dây chuyền sản xuất thì ngay lập tức được công nhận là sản phẩm công nghệ cao và được tạo điều kiện thuận lợi để nhập khẩu mà không phải thông qua khâu thẩm định từ Bộ KHCN. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước muốn làm được điều tương tự thì phải qua thẩm định của Bộ KHCN cũng như các Bộ, ngành khác để chứng minh dây chuyền của mình là sản phẩm công nghệ cao. Và thường quá trình này mất khá nhiều thời gian, từ đó khiến doanh nghiệp trong nước rất nản, bà Hương chia sẻ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam, họ thường mang theo cả những doanh nghiệp phụ trợ của mình. Các doanh nghiệp này cũng được hưởng các chế độ ưu đãi tương tự vì th
ế doanh nghiệp trong nước muốn chen chân vào cũng khó khăn hơn rất nhiều, bà Hương phản ánh.

Thông tin của bà Hương đưa ra đã phản ánh đúng tình hình hiện tại của công nghiệp phụ trợ trong nước ở lĩnh vực điện tử. Chỉ tính riêng Samsung, hãng này đang có khoảng 45 doanh nghiệp phụ trợ đến từ Hàn Quốc. Các doanh nghiệp này đều được hưởng rất nhiều ưu đãi về đất, miễn thuế thu nhập trong 5 năm đầu, giảm trong 5 năm tiếp theo ...

Điều này cũng dẫn tới thực trạng, mặc dù các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 1/3 doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam nhưng lại nắm tới hơn 80% thị phần trong nước và trên 90% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp này không lớn, chỉ tính riêng trong năm 2014, mặc dù xuất khẩu đạt 35 tỷ USD nhưng nhập khẩu đã chiếm tới 28 tỷ USD.