Đô thị hóa tạo cơ hội cho đổi mới giao thông
Chia sẻ quan điểm về phát triển giao thông tại các đô thị thông minh, ông Kavi Raj Joshi, Người sáng lập & Giám đốc điều hành của The Next Venture Corp Tại cho rằng các quốc gia nhỏ như Singapore đang có mức độ kết nối cáo nhất về giao thông, trong khi Nhật Bản và Hàn quốc cũng có nhiều thành quả nhất định. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, đô thị bị phình rộng cho người dân chuyển từ nông thôn ra đô thị, là cơ hội cho các quỹ mạo hiểm nắm bắt cơ hội phát triển đô thị thông minh, đầu tư vào những loại hình đi lại kiểu mới.
Ông Đức Phùng - COO của Goviet nhất trí rằng, xu hướng tại các đô thị trên thế giới, trong đó có Thủ đô Hà Nội, là người dân tràn từ nông thôn ra đô thị, gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và các ứng dụng chia sẻ phương tiện là một trong những phương thức thông minh giúp giảm bớt những vấn đề trên.
Các đại biểu chia sẻ tại Diễn đàn. |
“Ở Việt Nam, vài năm trước người dân thường đi xe ôm nhưng trải nghiệm xe ôm không phải lúc nào cũng tuyệt vời và khi có vấn đề xảy ra khó có thể quy trách nhiệm. Goviet được thành lập để giải quyết các vấn đề như vậy, có xe đón tận cửa, biết trước giá và nếu có vấn đề có thể than phiền với tổng đài”, ông Đức Phùng nói.
Theo ông Đức Phùng, không chỉ cung cấp nền tảng đi lại, Goviet muốn phát triển mở rộng các dịch vụ người dân có như cầu như giặt là, dọn nhà, vận chuyên thực phẩm, thậm chí là các dịch vụ như massage… mọi nhu cầu mà người dân Hà Nội có thể có.
Sử dụng xe điện trong đô thị thông minh?
Chia sẻ về ý tưởng sử dụng xe điện trong hệ thống gọi xe Goviet, COO Đức Phùng cho biết, xe điện chưa phổ biến lắm ở Việt Nam, các trạm sạc vẫn còn hiếm có. “Gần đây Vinfast đưa ra các đề xuất hợp tác trong phát triển xe điện tại Việt Nam tuy nhiên chúng tôi vẫn còn đang xem xét. Tại Goviet, mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là tạo việc làm cho các tài xế. Nếu giá xe điện phù hợp với túi tiền tài xế thì không có lý do gì chúng tôi không triển khai”, ông Đức Phùng nói.
CEO Raj Joshi cho biết, tại Nepal - quê hương của ông, chính phủ thời gian qua đã đưa ra chính sách giảm thuế nhập khẩu xe điện để khuyến khích người dân sử dụng loại phương tiện này, do thấy rõ lợi ích của việc sử dụng chúng. Hiện tại Nepal có công ty tập trung chuyển phát hàng hóa, đồ ăn sử dụng hoàn toàn xe điện. Hay như Food Mario – một startup của nước này có tỷ trọng sử dụng xe máy chạy điện cung cấp đồ ăn. Đây là định hướng dài hạn của Nepal, ông Raj Joshi nói.
Theo ông Joshi, dù Việt Nam có dân số đông gấp 3 lần Nepal nhưng địa hình và diện tích khá tương đồng.
Trong khi đó, ông Leo Genping Liu, chuyên gia của Hãng đầu tư mạo hiểm Vertex nhận định, có một số rào cản trong việc triển khai xe điện. Vấn đề giá cả đối với các quốc gia đang phát triển là khá lớn. “Hiện tại các nhà đầu tư chưa có động lực xây dựng các trạm sạc. Một số doanh nghiệp triển hai hệ thống chuyển đổi năng lượng, tuy nhiên chúng tôi chưa thấy startup nào đưa ra giải pháp cho hỗ trợ xe chạy điện”, ông Liu nói.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Tomonori Kimura, nhà sáng lập và CEO của tập đoàn Asian Gateway (Nhật Bản) cho biết tại xứ sở mặt trời mọc, hạ tầng dành cho xe 2 bánh chạy điện khác với ô tô chạy điện do có thể sử dụng bộ ắc quy thay thế được, bên cạnh đó các hãng e cũng đang xem xét tìm đến những nguồn năng lượng đến từ mặt trời, than đá… để áp dụng cho phương tiện.