Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

CPI tháng 5 tăng cao nhất kể từ 2012

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 5 tăng 0,54% so với tháng 4 đồng thời tăng 2,28% so với cùng kỳ năm 2015.

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI tháng 5 đã tăng 1,88% so với tháng 12 năm ngoái. Bên cạnh đó, CPI bình quân năm tháng so với cùng kỳ năm trước cũng tăng 1,59%.

Theo đó, lạm phát cơ bản sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 5 tăng 0,25% so với tháng 4, tăng 1,87% so với cùng kỳ và năm tháng đầu so cùng kỳ của năm 2015 tăng 1,78%.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất ở mức 2,39%, thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88%, đứng thứ ba là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,56%. Bên cạnh đó, 8 nhóm hàng còn lại có mức tăng nhẹ.

Còn lại các nhóm hàng hóa khác đều tăng dưới 1% như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giầy dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; văn hoá, giải trí và du lịch.

Như vậy, so với cùng kỳ 5 năm qua, CPI tháng 5 năm nay có mức tăng cao nhất. Đây cũng là tháng thứ 8 liên tiếp chỉ số giá đi lên.

Giải thích các nguyên nhân dẫn tới CPI tháng 5/2016 tăng, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,68% và tăng ở hai kỳ đầu của tháng do thương lái thu gom lúa gạo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký và tác động của khô hạn, xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Đến giữa tháng 5 - kỳ thứ 3 thu thập giá, giá lúa gạo đã giảm trước thông tin Thái Lan tuyên bố xả kho gạo 11,4 triệu tấn trong tháng 5 và tháng 6 năm 2016, tuy nhiên so cùng kỳ năm trước giá lúa gạo hiện tại vẫn cao hơn khoảng 300đ/kg.

Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,68% và tăng ở hai kỳ đầu của tháng do thương lái thu gom lúa gạo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký và tác động của khô hạn, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc biệt, trong tháng 5, giá xăng đã tăng 640 đồng/lít, dầu diezen tăng 1.150 đồng/lít (ngày 20/ và 5/5) khiến chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng tới 5,15% so với tháng 4 và góp phần tăng CPI chung khoảng 0,21%.

Thêm vào đó là giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,37% do nhu cầu xây dựng năm nay tăng cao cùng với xu hướng giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng. Giá gas tăng 2,44% do các doanh nghiệp tăng 5.000  đồng/bình 12kg (từ 1/ 5) do giá gas thế giới tăng.

Đáng chú ý, giá dịch vụ bảo hiểm y tế cũng tăng 4,72%, do từ 1/5, Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,15 triệu 0đồng/tháng lên 1,210 triệu đồng/tháng.

Dù không thuộc rổ hàng hóa tính giá tiêu dùng, nhưng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 5 cũng tăng 1,45% so tháng trước.