Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cục An toàn thông tin cảnh báo mạo danh báo chí để lừa đảo

Kinhtedothi - Các đối tượng mạo danh phóng viên, cộng tác viên báo chí để lừa đảo. Theo đó, đến cơ sở kinh doanh tìm sơ hở, dọa viết bài, ép doanh nghiệp đưa tiền, chiếm đoạt tài sản.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cảnh báo việc một số đối tượng mạo danh phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí, hoạt động liên tỉnh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo Cục An toàn thông tin, Công an tỉnh Thái Nguyên vừa khởi tố đối với 8 đối tượng về tội "Cưỡng đoạt tài sản", với thủ đoạn mượn danh, mạo danh cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí để đe dọa người khác chiếm đoạt tài sản.

Cục An toàn thông tin, Công an tỉnh Thái Nguyên vừa khởi tố đối với 8 đối tượng về tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Các đối tượng làm giả bằng cấp rồi sử dụng để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, các đối tượng đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh… với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên của báo, tạp chí để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở đó.

Khi tìm ra các sơ hở, thiếu sót của các cơ sở, đối tượng gây sức ép, gợi ý để cơ sở biết rõ hoặc ngầm hiểu nếu không đưa tiền cho các đối tượng thì sẽ bị báo đến chính quyền địa phương và viết bài phản ánh trên báo chí.

Do lo sợ việc bị đưa thông tin trên báo chí sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nên các cơ sở đã phải đưa tiền cho các đối tượng.

Đáng chú ý, các đối tượng tổ chức hoạt động theo từng nhóm liên huyện, liên tỉnh, trao đổi thông tin về các cơ sở cho nhau. Khi một đối tượng lấy được tiền ở một cơ sở bất kỳ thì sẽ thông tin lại cho các đối tượng khác biết để tiếp tục đến cơ sở đó, gây sức ép là phóng viên, cộng tác viên của báo, tạp chí khác nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần nâng cao kiến thức để bảo vệ bản thân trước các đối tượng lừa đảo mạo danh để tránh bị chiếm đoạt tài sản. Các cơ quan, doanh nghiệp cần nhận biết và tìm hiểu rõ danh tính của đối tượng trước khi thực hiện bất kì một thỏa thuận nào.

Cục An toàn thông tin lưu ý, tình trạng làm giả giấy tờ, chứng chỉ, hồ sơ đang tràn lan trên mạng xã hội và được sử dụng vào những mục đích phi pháp.

Người dân cần nâng cao cảnh giác, nếu gặp trường hợp lừa đảo tương tự cần báo ngay cho cơ quan chức năng, cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Buôn lậu, hàng giả: mặt trái của lợi nhuận và tội ác cần ngăn chặn

Buôn lậu, hàng giả: mặt trái của lợi nhuận và tội ác cần ngăn chặn

17 May, 09:40 AM

Kinhtedothi - Mới đây, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố một cán bộ hải quan thuộc Cảng Sài Gòn khu vực 1 vì hành vi tiếp tay cho nhập lậu hơn 4.000 thùng sữa và thực phẩm chức năng từ Mỹ, trị giá hơn 3,4 tỷ đồng. Lô hàng không có giấy phép kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng đã được đưa vào thị trường tiêu dùng thông qua nhiều hệ thống phân phối trực tuyến và cửa hàng thực phẩm nhập khẩu.

Hành trình triệt phá chuyên án 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Hành trình triệt phá chuyên án 100 tấn thực phẩm chức năng giả

16 May, 08:41 PM

Kinhtedothi - Ngày 16/5, Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP (CATP) Hà Nội đã triệt phá thành công chuyên án hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cùng SN 1988, địa chỉ số 1, LK 11, khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.

Kon Tum: phát hiện hàng chục ha rừng tự nhiên bị cưa hạ

Kon Tum: phát hiện hàng chục ha rừng tự nhiên bị cưa hạ

16 May, 08:26 PM

Kinhtedothi- Ngày 16/5, ông Trần Văn Thu-Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) cho biết đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp các phòng ban chức năng tiến hành kiểm tra hiện trường khu rừng bị phá thuộc tiểu khu 747 do Công ty TNHH một thành viên cao su Sa Thầy quản lý.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ