Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cục An toàn thực phẩm phối hợp xác minh, làm rõ đường dây thực phẩm chức năng giả

Kinhtedothi - Hiện nay, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đang phối hợp với Công an TP Hà Nội xác minh, làm rõ các sản phẩm thực phẩm chức năng giả.

Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an TP Hà Nội đã triệt phá một đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả.

Đường dây này do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cùng sinh năm 1988, cư trú tại số 1, LK 11, Khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu. Theo đó, các đối tượng khai, đã thành lập 17 công ty, trong đó, có 6 công ty có chức năng nhập khẩu hàng hóa, 11 công ty có chức năng phân phối hàng hóa trong nước.

Cơ quan chức năng khám xét trụ sở công ty. Ảnh: Công an Hà Nội

Liên quan đến thông tin đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả này, Cục ATTP đang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội cung cấp thông tin các sản phẩm công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty nói trên để phục vụ công tác điều tra nhằm xác minh, làm rõ các sản phẩm bị thu giữ.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục ATTP khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua hoặc sử dụng các sản phẩm liên quan như hình ảnh sản phẩm thông tin báo chí đã đăng nhằm tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.

Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội, Cục ATTP sẽ cập nhật thông tin trên website các sản phẩm thực phẩm chức năng giả để người tiêu dùng biết và không sử dụng.

Trước khi vụ việc Công an TP Hà Nội phát hiện, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 2657/BYT-ATTP về tăng cường quản lý ATTP, ngăn ngừa thực phẩm giả gửi các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, TP.

Một số thực phẩm giả cảnh sát thu được trong đường dây. Ảnh: Công an Hà Nội

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 41/CĐ-TTg về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Cục ATTP đã ban hành công văn số 790/ATTP-SP về tăng cường kiểm tra hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng gửi Sở Y tế các tỉnh, TP, Sở ATTP TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, TP.

Để tăng cường quản lý chặt chẽ đối với thực phẩm chức năng, hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Mục tiêu của việc sửa đổi là tăng cường chất lượng và ATTP, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước để bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách hiệu quả.

Hành trình triệt phá chuyên án 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Hành trình triệt phá chuyên án 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miễn viện phí: hiện thực hóa chính sách chăm sóc sức khỏe toàn dân

Miễn viện phí: hiện thực hóa chính sách chăm sóc sức khỏe toàn dân

18 May, 08:19 AM

Kinhtedothi - Miễn viện phí toàn dân là bước tiến lớn về an sinh xã hội, một chính sách mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp mọi người dân tiếp cận y tế, không lo gánh nặng tài chính, hướng tới mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”. Tuy nhiên, vấn đề nguồn lực tài chính là yếu tố then chốt để thực hiện mục tiêu, chính sách chạm đến trái tim của hàng triệu người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ