Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Củng cố tổ chức cơ sở Đảng - Chìa khóa để xây dựng Đảng vững mạnh

Trong suốt 93 năm qua, việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), chất lượng đội ngũ đảng viên luôn được Đảng bộ TP Hà Nội coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.

Trong suốt 93 năm qua, việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), chất lượng đội ngũ đảng viên luôn được Đảng bộ TP Hà Nội coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Đây được coi là một trong những nền tảng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị toàn TP.
Tập trung xây dựng Đảng mạnh từ cơ sở

Một buổi sinh hoạt thường kỳ tại chi bộ tổ dân phố 13,
phường Bồ Đề, quận Long Biên. Ảnh: Lê Dung

Đảng bộ TP Hà Nội là Đảng bộ lớn nhất cả nước, có vị trí, vai trò quan trọng. Hiện có 50 đảng bộ trực thuộc Thành ủy với hơn 47 vạn đảng viên (chiếm khoảng 9% tổng số đảng viên của cả nước) đang sinh hoạt tại 17.074 chi bộ thuộc 2.275 tổ chức cơ sở đảng.

Trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với củng cố TCCSĐ. Nhờ đó mà nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu của TP đã được nâng lên.
Xác định tầm quan trọng của việc củng cố TCCSĐ, ngày 4/7/2017, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về “Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở Đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc TP”. Đây không chỉ là “chìa khóa” để xây dựng Đảng bộ TP vững mạnh mà còn là yếu tố quyết định cho sự phát triển của Thủ đô.
Từ khi ban hành đến nay, các cấp ủy Đảng từ TP đến cơ sở đã chủ động hơn trong việc rà soát, sớm nhận diện những TCCSĐ có biểu hiện yếu kém hoặc có vấn đề cần quan tâm để từ đó xây dựng đề án, kế hoạch để kịp thời củng cố, giải quyết. Qua gần 6 năm triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TU, Hà Nội đã củng cố được các TCCSĐ yếu kém, làm tăng niềm tin của người dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp và từ đó từng bước giải quyết có hiệu quả những vụ việc phức tạp, nổi cộm, nhạy cảm ngay từ cơ sở. Chất lượng hoạt động của TCCSĐ trong toàn Đảng bộ TP đã có bước chuyển biến tích cực, nhất là tại xã, phường, thị trấn.
Theo kết quả đánh giá, xếp loại TCCSĐ và đảng viên trong toàn TP cho thấy, việc đánh giá, xếp loại TCCSĐ và đảng viên đã đi vào chiều sâu, thực chất hơn. Cụ thể, tỷ lệ TCCSĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ 50,5% giảm còn 18,4%; hoàn thành tốt nhiệm vụ từ 37,2% tăng lên 75,6%; hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ giảm từ 12,2% còn 8,6%.

Từ năm 2017 đến nay, các cấp ủy Đảng đã tiến hành kiểm tra đối với 10.445 tổ chức Đảng và 3.870 đảng viên; giám sát đối với 5.501 tổ chức Đảng và 2.776 đảng viên. Hệ thống Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ TP đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 615 tổ chức Đảng và 1.851 đảng viên.
Tạo sự ổn định, đồng thuận trong triển khai nhiệm vụ
Như Thường trực Thành ủy đã chỉ ra, từ thực tế triển khai Nghị quyết 15-NQ/TU đến nay có thể nhận thấy văn bản này vẫn vẹn nguyên giá trị. Qua triển khai thực hiện, đã giải quyết kịp thời băn khoăn, vướng mắc của người dân ngay từ cơ sở, không để phát sinh điểm nóng và kịp thời củng cố các TCCSĐ gặp khó khăn.

 

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, TP Hà Nội đã củng cố được 251/277 TCCSĐ trong danh sách Ban Chỉ đạo TP theo dõi và 90/102 TCCSĐ diện Ban Chỉ đạo cấp huyện theo dõi.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, từ khi triển khai Nghị quyết 15-NQ/TU đến nay, thành công lớn là TP đã đẩy mạnh xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh và củng cố cơ sở Đảng yếu kém. Đồng thời, giải quyết tốt các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc TP.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng nhấn mạnh, từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các địa phương cần chú trọng giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ ban đầu và phải giải quyết triệt để, không để tồn tại kéo dài. Công tác điều động, luân chuyển, quy hoạch và bố trí cán bộ của các địa phương cũng cần gắn với thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU để tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền ở cơ sở, phát huy được vai trò của người đứng đầu cấp ủy. Từ đó “kéo” cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để tạo sự ổn định, đồng thuận ngay từ cơ sở.
Có thể thấy, với cách làm bài bản, nghiêm túc, có chiều sâu, việc củng cố TCCSĐ đã tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của từng cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong toàn TP. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ TP. Kết quả trên thể hiện sự quyết tâm của toàn Đảng bộ TP trong hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

08 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

07 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

07 Jul, 04:48 AM

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ