Linh hoạt thích ứng
Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) Lê Mạnh Hùng: Số hóa là con đường tất yếu để doanh nghiệp phát triển. Ảnh: Khắc Kiên |
3 cơ hội lớn cho DN, trong đó có “tầm tay” của các DN điện tử Việt Nam khi nắm bắt để tận dụng. Thứ nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu sang các thị trường rộng lớn, như Hoa Kỳ và châu Âu do điều chỉnh lại chuỗi cung ứng bị tác động bởi đại dịch Covid-19. Thứ hai, thu hút FDI ở những giá trị công nghệ cao vào ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là FDI trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Thứ ba, gia tăng vị thế của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và vị thế của ngành chế biến, chế tạo Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) Đỗ Thị Thúy Hương |
Thực tế, Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV, nhiều DN đã phá sản, giải thể. Trong tương lai cũng có thể sẽ diễn ra cuộc khủng hoảng gây tác động bất lợi như vậy, nên DN sẽ phải phản ứng một cách linh hoạt, thích ứng để tìm ra đường đi cho riêng mình. Minh chứng khi dịch bùng phát, do đứt gãy chuỗi cung ứng, DN đã quay lại thị trường trong nước để tìm bạn hàng.
Đơn hàng bị đứt gãy DN phải “xoay sở” sang hướng khác, như dệt may chuyển hướng sản xuất khẩu trang, các thiết bị bảo vệ y tế và đã có những thành công nhất định, vừa tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, giữ chân người lao động. Đây chính là sự linh hoạt của các DN Việt Nam giữa đại dịch Covid-19.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, tôi cho rằng cũng phải linh hoạt, nhanh nhạy hơn, lắng nghe DN để đề xuất, đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn hoạt động của DN. Như vậy, cả DN và cơ quan quản lý Nhà nước đồng lòng, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn. Tôi mong muốn cộng đồng DN cùng phát huy tinh thần đó và tạo nên văn hóa của DN Việt Nam.
Nhận diện rào cản, tự tin áp dụng
Thời gian qua, chúng ta nói nhiều đến câu chuyện chuyển đổi số trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với từng DN cũng không còn có nghi ngờ gì và phải khẳng định đó chính là con đường đi tất yếu. Chúng ta không thể “chần chừ” chờ thí điểm ở một vài doanh nghiệp. DN hoàn toàn tự tin áp dụng khi đã có lý luận, giải pháp và tư vấn để triển khai chuyển đổi số. Cộng đồng DN mạnh dạn đầu tư chuyển đổi đố và coi đó là đầu tư cho tương lai để tăng cường năng lực cho chính doanh nghiệp mình.
Nhờ chuyển đổi sang may khẩu trang N95 xuất khẩu, Công ty CP Thương mại quốc tế Thịnh Long (Thịnh Long Intra.,JSC) đã vượt qua khó khăn, đảm bảo đời sống cho người lao động. Ảnh: Khắc Kiên |
Đối với chuyển đổi số, hiện Cục Phát triển Doanh nghiệp đang dự thảo và ngay trong tháng 12/2021 sẽ công bố báo cáo thường niên về quá trình chuyển đổi số trong năm 2021. Chủ đề chính của việc này sẽ tập trung vào nhận diện những rào cản và thách thức của DN trong quá trình chuyển đổi số là gì.
Tuy nhiên, cộng đồng DN phải chủ động dần tiếp cận với sự minh bạch. Đó là sự minh bạch mọi thứ mà không chỉ riêng trong tài chính. DN cần thay đổi quan niệm không chỉ tham gia ở sân chơi trong nước, mà phải vươn ra nước ngoài với đối tác bạn hàng, ngân hàng, tổ chức hỗ trợ quốc tế...
Muốn chơi được với nhau thì phải minh bạch. DN nếu không minh bạch rất khó bắt tay với các đối tác nước ngoài, kể cả cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải minh bạch, rõ ràng về cơ chế, chính sách.
Để hỗ trợ DN, trong năm 2022, các hoạt động hỗ trợ DN của Bộ KH&ĐT và Dự án sẽ tiếp tục tập trung thúc đẩy và mở rộng các hoạt động hỗ trợ kết nối, chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho DNNVV thông qua việc tài liệu hoá và nhân rộng mô hình hỗ trợ thành công trên phạm vi toàn quốc. Hy vọng các hoạt động này sẽ là sự hỗ trợ kịp thời, ý nghĩa nhằm góp phần giúp DN có thể nắm bắt được xu hướng phát triển và chuyển dịch của thị trường trong nước và thế giới để có thể thích ứng, bền bỉ vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay. Với việc hợp tác sâu rộng là cơ hội để đẩy mạnh sự tham gia của các bên liên quan, qua đó tăng cường đóng góp vào hoạt động hỗ trợ bền vững cho các DNNVV Việt Nam.