Buổi trình diễn tiểu thuyết có nhiều lối thoại và hình thức trình diễn, quy tụ 3 “diễn viên”: nhà văn Đặng Thân, nhà thư pháp Trịnh Tuấn và nhà phê bình Lã Nguyên.
Nhà văn Đặng Thân độc thoại nội tâm.
Cuốn tiểu thuyết làm nền cho ý tưởng này là 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần], tác phẩm viết theo phong cách hậu hiện đại của nhà văn Đặng Thân, ra mắt năm 2011, dày 666 trang, được giới phê bình trong nước rất chú ý về những phá cách trong lối viết.
Nhà phê bình văn học Lã Nguyên thuyết trình.
Trong chương trình, nhà văn Đặng Thân đã có màn diễn thể hiện thế giới tâm tưởng của chính mình khi anh sáng tác 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần]. Đây là điều chưa có tiền lệ, ít nhất là ở Việt Nam. Bởi nhà văn có thể nói (trả lời phỏng vấn) về tâm tưởng khi sáng tác, nhưng chưa từng có ai diễn hay “sân khấu hóa” cái tâm tưởng đó.
Thực hiện ý tưởng này, nhà văn Đặng Thân cho biết, mục đích lâu dài của anh là giới thiệu một hình thức hoạt động văn chương mới chứ không chỉ làm một trò “độc nhất vô nhị” rồi bỏ đấy. Có thể dùng hình thức này cho tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Trần Dần, Lê Đạt… hoặc “tân thời” hơn thì cuốn “Lolita” mới đây chẳng hạn.
Nghệ sĩ Trịnh Tuấn đang hoàn thành bức thư pháp thứ hai.
Mở đầu, nhà phê bình Lã Nguyên thuyết trình với những nhận định, phân tích khoa học về nội dung, nghệ thuật, thi pháp và trường phái của cuốn tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].
Một phần số tiền bán hai bức thư pháp của nghệ sĩ Trịnh Tuấn sẽ được làm từ thiện.
Trong khi đó, nhà thư pháp Trịnh Tuấn sẽ viết thư pháp và thực hiện các cuộc bút thoại qua hai mặt của một tờ giấy lớn với nội dung tương tác với các ý tưởng của nhà phê bình, nhà văn và cuốn tiểu thuyết.
Sau đó, nhà văn Đặng Thân độc thoại nội tâm về cuốn tiểu thuyết và những điều anh suy nghĩ.
Phần cuối cùng, hai bức thư pháp của Trịnh Tuấn được đem bán đấu giá qua email, mức khởi điểm là 5 triệu đồng/ bức. Một phần số tiền trong đó sẽ được tặng từ thiện.