Cuộc đua bán hàng Tết 2025: "Đừng xây nhà trên đất người khác"!
Chia sẻ tại hội thảo "Xu hướng mua sắm Tết 2025 - Làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu mới của người tiêu dùng?" do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức ngày 2/12, chuyên gia thị trường của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đánh giá trong năm 2025, xu hướng mua sắm giải trí (shoppertainment) sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, Lazada, Temu, Shein... sẽ có nhiều chiến lược để phát triển mạnh hình thức miễn phí vận chuyển (freeship).
Bởi lẽ, người tiêu dùng có xu hướng chấp nhận huỷ đơn nếu không có các mã miễn phí hay giảm phí vận chuyển khi mua hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Shopee, Lazada lỗ nặng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
Đặc biệt, các chuyên gia từ BSA nhấn mạnh, một lượng lớn DN đã triển khai hình thức bán hàng livestream, tuy nhiên phải đối mặt với nhiều khó khăn. Bởi lẽ, việc chạy đua theo doanh số bán hàng trên các phiên livestream và thuê KOL, KOC không phải là mô hình phù hợp với các DN Việt Nam.

Cụ thể, các DN đang “xây nhà trên đất của người khác” khi liên tục giao phó công việc cho một bên khác lo trọn gói. Nếu trực tiếp nắm giữ dữ liệu khách hàng và chủ động vận hành mô hình giao nhận sản phẩm cho khách hàng thì DN mới có thể tạo ra mô hình cân bằng giữa doanh số, lợi nhuận, vận hành về lâu dài.
Bên cạnh đó, việc nhiều DN còn mông lung trong việc xác định người tiêu dùng biết đến sản phẩm thông qua thương hiệu của công ty hay độ nổi tiếng của các KOL, KOC. Thậm chí, nhiều DN không thể bán được hàng khi từ chối khuyến mại cho các sản phẩm xuất hiện trên những phiên livestream của KOL, KOC. Trong trường hợp đưa ra khuyến mại quá lớn, DN sẽ đối diện rủi ro mâu thuẫn giữa các kênh bán hàng và khiến thị trường bị xáo trộn giá cả.
Từ những khó khăn trên, các chuyên gia tại BSA nhận định, trong năm 2025, các DN sẽ vẫn tiếp tục thăm dò nhưng đặt ra các mục tiêu hài hoà với các kênh bán hàng khác. Hãy xem livestream là 1 kênh bán hàng, đừng thần tượng hoá, DN phải có chiến lược bài bản và tìm ra mô hình vận hành hiệu quả.
Cũng liên quan đến sự phát triển của TMĐT, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DNHVNCL nhận định, cùng với thay đổi xu hướng tiêu dùng, DN Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép lớn khi vừa phải giảm giá, vừa phải đầu tư mạnh vào các dịch vụ miễn phí vận chuyển để giữ chân người tiêu dùng.
Thêm vào đó là phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc giá rẻ. Trên thực tế, việc phân biệt hàng Việt Nam và hàng nhập khẩu (đặc biệt từ Trung Quốc) không dễ dàng. Các mặt hàng Trung Quốc đi rất sâu vào tất cả những phương tiện để chinh phục người tiêu dùng Việt Nam.
Theo bà Hạnh, trước những biến động khó lường của thị trường Tết này, DN Việt cần đảm bảo chất lượng hàng hóa, chú trọng dịch vụ khách hàng, bổ sung thêm sự khác biệt trong các mặt hàng địa phương, thực hiện hoạt động xúc tiến tiêu dùng, khuyến mãi... để người tiêu dùng không còn quá quan tâm đến hàng giá rẻ.

Hàng Tết dồi dào, không lo tăng giá
Kinhtedothi- Còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thời điểm này, các doanh nghiệp đã tích cực dự trữ hàng hóa, đồng thời tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu mua sắm.
Sôi động thị trường hàng Tết
Kinhtedothi-Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn, sức mua đã tăng trở lại nhưng điều đáng ngạc nhiên, trong khi siêu thị đông khách mua sắm thì tại chợ truyền thống lại vắng người mua.

Sức mua hàng Tết tại siêu thị WinMart tăng 20%
Kinhtedothi - Ngày 9/2 (tức 30 Tết), thông tin từ hệ thống siêu thị WinMart cho thấy những ngày cận Tết, sức mua hàng hóa tại hệ thống WinMart/WinMart+/WIN tăng khoảng 15-20% so với tháng thường trong năm.