80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cưỡng chế cầu dẫn, sàn nổi vi phạm trên Hồ Tây

Kinhtedothi - Sáng ngày 23/2, lực lượng chức năng quận Tây Hồ bắt đầu cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép trên Hồ Tây, đoạn từ số 2 - 10 phố Nguyễn Đình Thi.
Theo đó, lực lượng chức năng cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ cầu dẫn, sàn nổi xây dựng trái phép, vi phạm trật tự xây dựng trên Hồ Tây tại khu vực từ số 2 - 10 đường Nguyễn Đình Thi. Đồng thời UBND quận Tây Hồ cùng các đoàn thể địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động các DN, cá nhân tự xử lý vi phạm, chấm dứt toàn bộ hoạt động sai phép trên Hồ Tây; di dời các du thuyền, nhà nổi về khu tập kết tại Đầm Bẩy.
 Lực lượng chức năng cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ cầu dẫn, sàn nổi xây dựng trái phép, vi phạm trật tự xây dựng trên Hồ Tây 
Để cải tạo khu vực Hồ Tây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao UBND quận Tây Hồ thông báo chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các DN kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi quản lý Hồ Tây; xác định vị trí tập kết và tổ chức di chuyển các tàu thuyền, phương tiện nổi về một vị trí tập kết; xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện này khỏi hồ Tây; tháo dỡ các cầu dẫn, sàn nổi... trên hồ Tây và hoàn thành các công việc này trong quý I/2017. Ngày 17/2/2017, UBND quận Tây Hồ đã có Kế hoạch số 35 về về việc tháo dỡ, di dời các phương tiện thủy nội địa, cầu dẫn, sàn nổi vi phạm tại khu vực bến thủy trên Hồ Tây. Trong đó yêu cầu các công trình vi phạm, xây dựng trái phép từ số 2 - 10 Nguyễn Đình Thi phải tháo dỡ xong trong tháng 2 này. Còn các du thuyền, nhà nổi phải được di dời về khu tập kết tại Đầm Bẩy xong trước ngày 10/3.

Trước đó, UBND phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ đã làm việc với các DN du thuyền hồ Tây thông báo quyết định xử phạt hành chính, đồng thời yêu cầu các nhà thuyền phải di dời trước ngày 20/2. Theo UBND phường Thụy Khuê, qua cuộc kiểm tra của đoàn liên ngành mới đây cho thấy, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của tất cả công trình từ số 2 đến số 10 Nguyễn Đình Thi đều đã hết hạn, đăng kiểm của một số phương tiện cũng hết hạn. Do vậy, các DN thực hiện nghiêm việc dừng hoạt động kinh doanh, tự động tháo dỡ cầu dẫn, sàn cứng xong trước ngày 20/2.

Theo lãnh đạo quận, đến nay chỉ có khoảng 2 DN có biểu hiện tự tháo dỡ, do đó, cùng với tiếp tục tuyên truyền, quận sẽ tổ chức lực lượng cưỡng chế các vi phạm trong xây dựng cầu dẫn, sàn nổi.
Theo thống kê của UBND quận Tây Hồ, hiện trên Hồ Tây có 6 đơn vị lắp đặt sàn cứng, cầu dẫn khung thép, đóng cọc cố định xuống lòng hồ mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. 4 đơn vị đã ngừng hoạt động kinh doanh nhưng vẫn neo đậu phương tiện thuỷ và lắp đặt các công trình khác. 10 đơn vị còn lại có hoạt động phương tiện thuỷ, phục vụ kinh doanh giải trí, ăn uống, nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trong phạm vi Hồ Tây mà không được cấp phép.

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng khẳng định: “Công tác cưỡng chế sẽ được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng, đúng chỉ đạo của lãnh đạo TP và các quy định pháp luật hiện hành”.

Dưới đây là một số hình ảnh cưỡng chế xử lý vi phạm du thuyền, nhà nổi kinh doanh trái phép trên Hồ Tây do phóng viên ghi nhận:
 
 
 
 
 
 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ