Trong phần phát biểu, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chia sẻ những vướng mắc liên quan đến công tác quản lý đất đai của TP đối với doanh nghiệp và người dân sau kết luận của Thanh tra Chính phủ.
“Đây là vấn đề nổi bật trong thời gian vừa rồi đã có nhiều ý kiến nghị của HĐND, cử tri, doanh nghiệp, người dân, đoàn ĐBQH. Thành ủy, HĐND, UBND TP rất quan tâm đến tập trung khắc phục các tồn tại sau thanh tra và đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc giữa kết luận thanh tra và các quy định khác của pháp luật dẫn đến việc chậm trễ trong tiếp tục giải quyết quyền lợi của các nhà đầu tư thứ cấp.UBND TP đã kịp thời báo cáo đến HĐND TP, Thành ủy và các bộ ngành Chính phủ và đang chờ giải quyết. Tuy nhiên, cần nhận thấy các cơ quan tham mưu, người đứng đầu, các bộ phận chuyên môn chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm, thiếu hẳn tính năng động, không đưa ra được các vấn đề đề xuất tháo gỡ”, ông Huỳnh Đức Thơ nói.Chia sẻ với doanh nghiệp và định hướng điều hành trong thời gian tới, ông Huỳnh Đức Thơ nói: “Nhiều vấn đề có thể đề xuất tháo gỡ không cần chờ đợi cấp trên nhưng không ai đề xuất. Tôi cho rằng trong bối cảnh như hiện nay, chúng ta cần có những cán bộ lãnh đạo năng động, nắm kỹ pháp luật, chuyên môn, tự tin, mạnh mẽ để giải quyết công việc hiệu quả.Chúng tôi cũng đã báo cáo cho Chủ tịch HĐND về những công việc đang diễn ra, việc xử lý và những khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp. Những vướng mắc mà chúng ta không thể giải quyết thì báo cáo lên cấp trên. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ cũng đã sắp một lịch họp có các bộ, ban, nganh và Thanh tra Chính phủ để giải quyết các kiến nghị của TP Đà Nẵng”.Về những khó khăn trong việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng hướng xử lý sẽ thu lại của các nhà đầu tư sơ cấp các khoản giảm, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thứ cấp hoạt động. “Các nhà đầu tư thứ cấp nhận chuyển nhượng lại các dự án mà trước đó đã được giảm 10%, giờ phải thu lại thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Sẽ thu lại những thất thoát đó là thu từ những nhà đầu tư thời cấp, sơ cấp. Những anh nào được hưởng thì dù ảnh trốn đi đâu rồi cũng thu. Những người mua lại qua mấy đời thì không thẻ buộc họ hợp tác với chúng ta để thu lại khoản đó mà dẫn đến hàng trăm cái giấy chứng nhận QSDĐ không được giao dịch, chuyển nhượng. Bên cạnh những vấn đề khác, chúng ta sẽ nổ lực giải quyết được rất nhiều vấn đề mà không vi phạm pháp luật, công việc có thể trôi chảy. Các Sở, ban, ngành phải tập trung xử lý, tháo gỡ cho doanh nghiệp. Không phải chọn lựa con đường quá an toàn mà dẫn đến cái gì cùng báo cáo, trình lên cấp trên”- ông Huỳnh Đức Thơ nói.Đối với dự án Sân vận động Chi Lăng, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, Đà Nẵng không ủng hộ việc 14 lô đất được chia ra thành 14 dự án, 14 khu vực chia cắt trong tổng thể sân Chi Lăng. Đây cũng là quyết tâm và Đà Nẵng cũng sẽ chuẩn bị nguồn lực để thương lượng với các cơ quan liên quan để ấy lại Sân vận động trong quá trình thi hành án. “Sân vận động Chi Lăng đã bị chia thành 14 mảnh và liên quan đến vụ án, cũng như đang trong thời gian thi hành án. Hiện UBND TP đã báo cáo Thường trực Thành ủy để xin chủ trương và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ nhằm thương thảo các đơn vị có liên quan nhằm lấy lại. Trước đây, khi TP chuyển nhượng sân vận động Chi Lăng cho doanh nghiệp để xây dựng công trình phục vụ sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã chia thành 14 lô đất, thành phố không chấp nhận việc chia cắt này. Chúng ta sẽ chuẩn bị kinh phí, nguồn lực để thương thảo lấy lại Sân vận động Chi Lăng phục vụ cho nhu cầu văn hóa thể thao của người dân”- ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh.
Năm 2010, Đà Nẵng đã bán Sân vận động Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh với mức giá gần 1.500 tỷ đồng. Ngay khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Tập đoàn Thiên Thanh thế chấp ở ngân hàng với số tiền lớn hơn nhiều lần so với số tiền trả cho TP Đà Nẵng.Đến năm 2014, ông Phạm Công Danh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thiên Thanh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an bắt tạm giam vì sai phạm trong quản lý kinh tế. Theo hồ sơ điều tra, Dự án Sân vận động Chi Lăng nằm trong những nội dung sai phạm nên bị phong tỏa và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nắm quyền quản lý. Sau khi xảy ra vụ việc, UBND TP Đà Nẵng đã từng thương thảo với Ngân hàng Nhà nước để lấy lại quyền sử dụng đất sân Chi Lăng nhưng chưa thành công. |