Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đà Nẵng: Tháo dỡ loạt công trình trái phép ở Sơn Trà

Quang Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- 5/58 nhà hàng, quán nhậu xây dựng trái phép tại bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) theo kết luận thanh tra đã bị cưỡng chế, tháo dỡ.

Ngày 17/4, các lực lượng quy tắc đô thị, công an, kiểm lâm của UBND quận Sơn Trà (Đà Nẵng) và UBND phường Thọ Quang tổng lực ra quân cưỡng chế, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên bán đảo Sơn Trà theo kết luận thanh tra.
Ngày 17/4, các lực lượng quy tắc đô thị, công an, kiểm lâm của UBND quận Sơn Trà (Đà Nẵng) và UBND phường Thọ Quang tổng lực ra quân cưỡng chế, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên bán đảo Sơn Trà theo kết luận thanh tra.
Cụ thể, UBND quận Sơn Trà quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước đó của Chủ tịch UBND quận đối với 5 trường hợp gồm: Bà Nguyễn Thị Hiên (70 tuổi), ông Lê Viết Tiến (68 tuổi), ông Trần Viết Tuân (52 tuổi), ông Đinh Tài (59 tuổi, cùng trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) và ông Nguyễn Xuân Cương (63 tuổi, trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).
Cụ thể, UBND quận Sơn Trà quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước đó của Chủ tịch UBND quận đối với 5 trường hợp gồm: Bà Nguyễn Thị Hiên (70 tuổi), ông Lê Viết Tiến (68 tuổi), ông Trần Viết Tuân (52 tuổi), ông Đinh Tài (59 tuổi, cùng trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) và ông Nguyễn Xuân Cương (63 tuổi, trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).
5 trường hợp này đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp, và xây dựng công trình trên đất rừng sản xuất là rừng trồng ở bán đảo Sơn Trà tại tiểu khu 64 và tiểu khu 62 không được cơ quan thẩm quyền cho phép. UBND quận Sơn Trà đã ra quyết định xử phạt các cá nhân này với số tiền từ 5 triệu-12,5 triệu đồng. Đồng thời, buộc tháo dỡ các công trình vi phạm trên đất, khắc phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
5 trường hợp này đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp, và xây dựng công trình trên đất rừng sản xuất là rừng trồng ở bán đảo Sơn Trà tại tiểu khu 64 và tiểu khu 62 không được cơ quan thẩm quyền cho phép. UBND quận Sơn Trà đã ra quyết định xử phạt các cá nhân này với số tiền từ 5 triệu-12,5 triệu đồng. Đồng thời, buộc tháo dỡ các công trình vi phạm trên đất, khắc phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Mặc dù vậy, các trường hợp trên vẫn tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ ăn uống. Ngày 31/3, UBND quận Sơn Trà tiếp tục yêu cầu các hộ này di dời, tháo dỡ công trình sai phép trước ngày 17/4. Nhưng sau 15 ngày, các hộ dân không tự nguyện chấp hành nên bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Mặc dù vậy, các trường hợp trên vẫn tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ ăn uống. Ngày 31/3, UBND quận Sơn Trà tiếp tục yêu cầu các hộ này di dời, tháo dỡ công trình sai phép trước ngày 17/4. Nhưng sau 15 ngày, các hộ dân không tự nguyện chấp hành nên bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Theo Kết luận 792 của Thanh tra TP Đà Nẵng (tháng 10/2016), toàn bán đảo Sơn Trà có 68 trường hợp xây dựng trái phép buộc phải tháo dỡ, khôi phục hiện trạng ban đầu. 
Theo Kết luận 792 của Thanh tra TP Đà Nẵng (tháng 10/2016), toàn bán đảo Sơn Trà có 68 trường hợp xây dựng trái phép buộc phải tháo dỡ, khôi phục hiện trạng ban đầu. 
Sau khi có kết luận thanh Tra, UBND TP Đà Nẵng giao UBND quận Sơn Trà chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức vận động những hộ vi phạm tự tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Trường hợp nào không tự giác chấp hành đúng thời gian quy định thì lập thủ tục xử lý hành chính và cưỡng chế tháo dỡ theo quy định.
Sau khi có kết luận thanh Tra, UBND TP Đà Nẵng giao UBND quận Sơn Trà chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức vận động những hộ vi phạm tự tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Trường hợp nào không tự giác chấp hành đúng thời gian quy định thì lập thủ tục xử lý hành chính và cưỡng chế tháo dỡ theo quy định.
Thế nhưng, 6 năm sau kết luận thanh tra 729, chính quyền quận Sơn Trà mới vận động, tháo dỡ được 10/68 trường hợp xây dựng trái phép. Đáng nói, nhiều trường hợp không tự giác tháo dỡ mà còn mở rộng, xây mới các công trình để kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Thế nhưng, 6 năm sau kết luận thanh tra 729, chính quyền quận Sơn Trà mới vận động, tháo dỡ được 10/68 trường hợp xây dựng trái phép. Đáng nói, nhiều trường hợp không tự giác tháo dỡ mà còn mở rộng, xây mới các công trình để kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Chủ tịch UBND quận Sơn Trà – ông Hoàng Sơn Trà cho biết, từ năm 2020, chính quyền quận đặt quyết tâm xử lý dứt điểm các công trình vi phạm theo kết luận thanh tra. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát nên mọi việc phải ngừng lại. Năm 2023, quận Sơn Trà tiếp tục mạnh tay với 58 trường hợp còn lại để giải quyết dứt điểm.
Chủ tịch UBND quận Sơn Trà – ông Hoàng Sơn Trà cho biết, từ năm 2020, chính quyền quận đặt quyết tâm xử lý dứt điểm các công trình vi phạm theo kết luận thanh tra. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát nên mọi việc phải ngừng lại. Năm 2023, quận Sơn Trà tiếp tục mạnh tay với 58 trường hợp còn lại để giải quyết dứt điểm.
“Chúng tôi đã đề ra lộ trình cụ thể để xử lý đối với các trường hợp cụ thể, phấn đấu đến năm 2025 xử lý dứt điểm công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà”- ông Trà cho hay.
“Chúng tôi đã đề ra lộ trình cụ thể để xử lý đối với các trường hợp cụ thể, phấn đấu đến năm 2025 xử lý dứt điểm công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà”- ông Trà cho hay.