Nghiên cứu kỹ về quản lý taxi, grap
Thảo luận tại tổ đại biểu số 1, (gồm các tổ Ba Đình, Sơn Tây, Đông Anh, Đan Phượng, Mỹ Đức) đại biểu Bạch Liên Hương (Tổ Mỹ Đức) bày tỏ bức xúc và lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường và nước sạch nông thôn. Đại biểu Hương cho hay, đơn vị trúng thầu thu gom rác thải trên địa bàn Mỹ Đức là Công ty Minh Quân trong vòng 4 tháng qua đã diễn ra tới 10 cuộc đình công của công nhân.
Mặt khác, lượng rác thải bình quân mỗi ngày của toàn huyện khoảng 100 tấn, nhưng Công ty Minh Quân lại chỉ ký hợp đồng thu gom 50 tấn. Mỗi ngày hàng chục tấn rác tồn ứ đã gây bức xúc lớn trong dư luận Nhân dân. Đề nghị TP xem xét lại năng lực và công tác của Công ty Minh Quân.
Về vấn đề xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp, hiện nhiều địa phương cũng đang gặp khó, đặc biệt là trong công tác xử lý tồn tại cũ. “Đề nghị TP cho khoanh vùng vi phạm cũ để quản lý, tập trung vào phòng chống vi phạm mới phát sinh” - Đại biểu Hương đề xuất.
Tại phiên thảo luận tổ đại biểu số 2, đại biểu Nguyễn Đức Chung – tổ ĐB quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu và làm rõ thêm những vấn đề đại biểu quan tâm thuộc thẩm quyền của UBND TP. |
Cùng tham gia thảo luận tại Tổ số 1, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cũng bày tỏ: “Đặc biệt các dự án giao thông, đường sắt đô thị; công tác xây dựng nông thôn mới tại các huyện phát triển lên thành quận đang còn nhiều vướng mắc, cần được Chính phủ T.Ư hỗ trợ tháo gỡ”.
Việc triển khai các giải pháp giảm thiểu 4 yếu tố gây ô nhiễm môi trường gồm: Than tổ ong; đốt rơm; xe tải chuyên chở vật liệu; khói bụi tại các công trường xây dựng cũng cần được đẩy mạnh.
Tại tổ đại biểu số 2 (gồm các tổ Hoàn Kiếm, Thường Tín, Ứng Hòa, Cầu Giấy, Ba Vì), đại biểu Dương Cao Thanh – Bí thư huyện Ủy Ba Vì nhất trí cao với báo cáo kinh tế xã hội của UBND TP và vui mừng với kết quả đạt được trong năm 2019 của toàn TP. Trong đó, tăng trưởng về các ngành dịch vụ, xây dựng, và sản xuất nông nghiệp tăng trưởng, năng suất lúa cao do ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đại biểu nhận xét “đây là cú hích” cho TP phát triển những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, vấn đề quản lý đô thị cũng có những kết quả, hiệu quả ngày càng rõ nét trong quản lý đất đai, xây dựng; xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và triển khai hiệu quả, trở thành phong trào sâu rộng trên toàn TP.
Về Để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2020, đại biểu đề nghị với chỉ tiêu giảm hộ nghèo, phấn đấu cuối năm 2020 không còn hộ nghèo, đại biểu cho rằng đây là chỉ tiêu mang tính nhân văn rất cao của TP. Với những kết quả đạt được năm 2019, đại biểu bày tỏ tin tưởng chỉ tiêu này sẽ đạt được trong năm 2020.
Về các giải pháp phát triển du lịch, đại biểu đề nghị TP hỗ trợ huyện Ba Vì, trong đó có khu du lịch Suối 2 hoàn thiện quy hoạch, thu hút đầu tư, đưa khu vực này thành khu du lịch trọng điểm của khu vực.
Về lĩnh vực giao thông, đại biểu Dương Cao Thanh đề nghị TP nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ đại lộ Thăng Long nối với cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình thuộc địa bàn Thạch Thất, Ba Vì.
Đại biểu Nguyễn Tiến Minh (tổ Thường Tín) góp ý về lĩnh vực giao thông, trong đó nghiên cứu kỹ vấn đề quản lý vận tải công nghệ cao. Nêu hiện trạng hiện nay, ở một số tuyến phố cấm xe taxi truyền thống nhưng taxi công nghệ như (grap taxi) vẫn đi lại bình thường, Đại biểu đề nghị cần quản lý bình đẳng với các loại hình taxi.
Bên cạnh đó, cần có quy định rõ ràng, phân biệt xe vận tải hành khách với xe cá nhân, trong đó xe taxi, grap phải có dấu hiệu như màu sơn, mào để phân biệt với xe cá nhân.
Đại biểu cũng nêu tuyến xe buýt nhanh BRT hoạt động có hiệu quả, nhưng hiện nay có 1 đoạn đi trùng với truyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, do vậy có thể nghiên cứu thay đổi khắc phục điểm này. “Điều này vừa giúp xe buýt BRT khai thác được tuyến mới, vừa tránh việc hai hoại hình vận tải công cộng trùng tuyến đường”, đại biểu nêu.
Tại phiên thảo luận tổ đại biểu số 2, đại biểu Nguyễn Đức Chung (tổ đại biểu quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội) phát biểu và làm rõ thêm những vấn đề đại biểu quan tâm thuộc thẩm quyền của UBND TP.
Truyền thông cho sản phẩm làng nghề còn yếu
Tại tổ đại biểu số 1, đại biểu Lê Vĩnh Sơn (Tổ đại biểu Đông Anh) phân tích, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và xu hướng phòng vệ thương mại ngày càng tăng cao trên thế giới sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP trong năm 2020 sẽ.
Đồng quan điểm, Đại biểu Nguyễn Lan Hương - Tổ Đông Anh chia sẻ: “Năm 2019 sự phát triển kinh tế - xã hội của TP đã đạt thành tựu cao hơn 2018; nhưng năm 2020 có thể sẽ rất khó khăn. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp”.
Hiện có không ít DN của Hà Nội là chủ đầu tư của rất nhiều sản phẩm nông nghiệp ở khắp nơi trên cả nước. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi đối tác này ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và các tiêu chí thương mại.
“Chính phủ cần có chính sách đàm phán tương đồng, bình đẳng với Trung Quốc. Như vậy sẽ thuận lợi cho DN rất nhiều. Ngành nông nghiệp năm qua đã gặp vô vàn khó khăn. Hà Nội cần có chính sách phù hợp, đảm bảo phát triển bền vững” – Đại biểu Hương nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Lan Hương còn cho rằng, Hà Nội hiện có lợi thế lớn với nguồn nhân lực chất lượng cao, phong trào Start up mạnh mẽ. Chính quyền TP cần có những giải pháp mạnh mẽ, một bộ phận chuyên trách trợ giúp cho sự phát triển của các Start up, biến thành đó thành các “Kỳ Lân” trong nền kinh tế. Bộ phận chuyên trách này có thể trả lương bằng các nguồn hỗ trợ ngoài ngân sách như TP Hồ Chí Minh đang thực hiện.
Ngoài ra, sản phẩm làng nghề của Hà Nội hiện vẫn thiếu bộ tiêu chí, tiêu chuẩn và yếu kém trong công tác truyền thông, quảng bá. Một trong những nguyên nhân là chi phí hỗ trợ cho lĩnh vực này rất hạn chế. Đề nghị TP dành thêm ngân sách, có cơ chế tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho việc quảng bá, phát triển sản phẩm làng nghề.
Đại biểu Vũ Huy Hoàng - Tổ Đan Phượng bày tỏ quan tâm đến việc thúc đẩy quá trình phát triển một số huyện lên thành quận. hiện nay có 5 huyện đang phát triển thành quận. “Đề nghị TP quyết liệt chỉ đạo hơn nữa. Khi huyện được lên thành quận sẽ có điều kiện thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, tăng giá trị sử dụng đất, qua đó tăng mức đóng góp cho TP, góp phần vào sự phát triển Kinh tế - xã hội Thủ đô nói chung” – Đại biểu Hoàng phát biểu.
Đối với ngành nông nghiệp, đại biểu Chu Phú Mỹ (tổ đại biểu huyện Ứng Hòa) cho biết tất cả các lĩnh vực thuộc ngành đều tăng trưởng, tuy nhiên do dịch tả lợn châu Phi làm thiệt hại trên 3% tổng đàn lợn của . Sang năm 2020 để bảo đảm tốc độ tăng trưởng, ngoài việc tiếp tục phòng chống dịch tả lợn châu Phi, tái đàn lợn, ngành chăn nuôi chuyển sang chăn nuôi bò thịt, gia cầm; chuyển đổi diện tích trồng lúa, hoa quả sang trồng cam và các loại khác; tiếp tục phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm.