Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại biểu Quốc hội: quy định cụ thể để chọn nhà thầu có tiềm lực tài chính

Kinhtedothi - Liên quan đến việc chỉ định thầu, đại biểu Quốc hội kiến nghị cơ quan soạn thảo có quy định cụ thể để chủ đầu tư chọn những nhà thầu có tiềm lực về tài chính, tham gia nhiều dự án chất lượng.

Chiều 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) thảo luận tại hội trường. Ảnh: Quochoi.vn

Địa phương phải chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu

Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ sự nhất trí cao với việc dự thảo Luật cho phép chủ đầu tư, người có thẩm quyền căn cứ quy mô, tính chất, điều kiện thực tế từng gói thầu để lựa chọn hình thức và nhà thầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Liên quan đến việc chỉ định thầu, đại biểu Phạm Văn Hòa kiến nghị cơ quan soạn thảo có quy định cụ thể để chủ đầu tư chọn những nhà thầu có tiềm lực về tài chính, tham gia nhiều dự án chất lượng. Bởi thực tế, tại một số địa phương, có hiện tượng 1 nhà thầu duy nhất trúng thầu hàng chục dự án nhiều năm liền, mặc dù địa phương này tổ chức đấu thầu liên tục. “Vì thế, địa phương phải chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu, về chất lượng của các công trình này”, đại biểu kiến nghị.

Đối với nội dung chỉ định thầu, đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) cho biết, bất cập nhất khi thực hiện chỉ định thầu liên quan đến thời gian thực hiện và quy mô của gói thầu. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với nội dung chỉ định thầu, đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) cho biết, bất cập nhất khi thực hiện chỉ định thầu liên quan đến thời gian thực hiện và quy mô của gói thầu. Ví dụ, quy mô mua sắm dưới 500 triệu đồng hoặc các dự án xây lắp có gói thầu dưới 1 tỷ đồng thì được chỉ định thầu.

Thời gian đấu thầu thường mất 3 - 4 tháng, nên với những gói thầu mang tính cấp bách cần thực hiện nhanh thì sẽ không kịp. Cơ quan soạn thảo nên quy định những gói thầu có thời gian dưới 4 tháng thì phải áp dụng chỉ định thầu để kịp tiến độ.

“Điều này phù hợp với thực tiễn để chúng ta có thể đẩy nhanh việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ công. Tuy nhiên, việc công khai, minh bạch ở mức độ nào - trong doanh nghiệp, trên báo chí... cần được quy định rõ để các đơn vị tổ chức thực hiện dễ dàng hơn” - đại biểu Trần Anh Tuấn nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) thảo luận tại hội trường. Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) cũng quan tâm nội dung chỉ định thầu đối với gói thầu cấp bách, khẩn cấp cần triển khai ngay, yêu cầu phải bảo vệ bí mật Nhà nước và chỉ có duy nhất một nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa trên thị trường, có tính chất đặc thù trong nghiên cứu thử nghiệm nhằm đáp ứng tình hình thực tế triển khai.

Theo đại biểu, quy định trong dự luật sẽ làm phát sinh thêm nhu cầu phải thẩm định việc đáp ứng quy định trước khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Do đó, cơ quan soạn thảo cần bổ sung trách nhiệm thẩm định và thẩm định quyết định các quy định trên.

Tiêu chí nào xác định hàng hoá sản xuất trong nước, xuất xứ Việt Nam

Đồng tình với việc sửa đổi khoản 7 Điều 3 và bổ sung thêm khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 3 của Luật Đấu thầu, đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) cho hay, đây là một nội dung quan trọng, đã tháo gỡ nút thắt kéo dài nhiều năm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt trong lĩnh vực y tế khi các bệnh viện tự chủ tài chính có nguồn thu hợp pháp từ các hoạt động mà nguồn thu chính là thu dịch vụ y tế, nhưng vẫn bị ràng buộc bởi các quy trình đấu thầu giống như các dự án đầu tư công.

Đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình). Ảnh: Quochoi.vn

Tại Điều 10 nêu về việc ưu đãi trong đấu thầu đối với sản xuất trong nước, xuất xứ Việt Nam - đây là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu cho rằng, để áp dụng được cơ chế ưu đãi này trong thực tiễn, điều kiện tiên quyết là phải có tiêu chí rõ ràng, minh bạch để xác định như thế nào là “sản xuất trong nước, xuất xứ Việt Nam”.

“Đến nay chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể, đầy đủ và có giá trị pháp lý cao về tiêu chí xác định hàng hoá sản xuất trong nước, xuất xứ Việt Nam. Việc thiếu căn cứ pháp lý rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức đấu thầu, gây lúng túng cho bên mời thầu trong việc áp dụng ưu đãi, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp và khiếu kiện từ phía nhà thầu” - đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn) thảo luận tại hội trường. Ảnh: Quochoi.vn

Quan tâm nội dung đấu thầu, chỉ định thầu khi tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn) cho rằng, trên thực tế, các sự kiện này rất đặc thù, mang dấu ấn sáng tạo riêng của từng đơn vị, cá nhân gắn với bối cảnh không gian, thời gian. Do đó, việc tổ chức đấu thầu công khai, rộng rãi như hiện nay sẽ rất khó để đánh giá, phân loại đơn vị trúng thầu. Ngoài ra, việc đấu thầu thường mất thời gian, trong khi yêu cầu tiến độ tổ chức sự kiện thường nhanh, chất lượng đòi hỏi cao, chương trình đòi hỏi hấp dẫn, sáng tạo. Nếu đơn vị trúng thầu không đồng điệu với ý tưởng dàn dựng, khung kịch bản đã được cấp có thẩm quyền duyệt thì chất lượng chương trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Cơ quan soạn nghiên cứu quy định chỉ định thầu đối với các gói thầu mang tính đặc thù liên quan đến văn hóa, thể thao, du lịch sao cho bảo đảm chất lượng, hiệu quả” - đại biểu Lưu Bá Mạc kiến nghị.

Chủ tịch Quốc hội: đã có Ban chỉ đạo, tại sao hàng giả diễn ra số lượng lớn?

Chủ tịch Quốc hội: đã có Ban chỉ đạo, tại sao hàng giả diễn ra số lượng lớn?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

23 May, 09:16 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 255/TB-VPCP ngày 23/5/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhận thêm nhiệm vụ

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhận thêm nhiệm vụ

23 May, 09:05 PM

Kinhtedothi - TP Hồ Chí Minh vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng TP Hồ Chí Minh thành trung tâm công nghệ, đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ