Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại học ưu tiên chuyển giao công nghệ và tri thức từ châu Âu

Kinhtedothi - Phiên họp khởi động Dự án VETEC vừa được diễn ra tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Dự án VETEC (Vietnamese - European Knowledge and Technology Transfer Education Consortium) nhằm xây dựng mô hình đào tạo cho các đối tượng từ cán bộ đến nhà lãnh đạo nhằm hỗ trợ các trường ĐH tại Việt Nam và các đơn vị liên quan nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ (CGCN) mở rộng các cơ hội chuyển giao tri thức.
Các đại biểu đang thảo luận về mô hình chuyển giao công nghệ của dự án.
Dự án VETEC thuộc Chương trình Erasmus+ Key Action 2 do Liên minh Châu Âu tài trợ với tổng ngân sách 712.014 Euro (hơn 17,5 tỷ đồng, được thực hiện trong 3 năm (10/2016 - 10/2019). Các kết quả của Dự án sẽ được ứng dụng rộng rãi và sử dụng trong việc phát triển các chương trình đào tạo trong chuyển giao công nghệ và tri thức.

Có 3 trường trọng điểm tham gia dự án gồm: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (điều phối tại Việt Nam), ĐH Huế, ĐH Cần Thơ và 3 trường ĐH châu Âu: ĐH Tự do Brussel (Vương quốc Bỉ), ĐH Kỹ thuật Dresden (CHLB Đức), ĐH Aveiro (Bồ Đào Nha) cùng 6 đối tác hỗ trợ khác trong đó có Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam.

Theo PGS Huỳnh Quyết Thắng, CGCN và tri thức là chủ đề không chỉ các trường ĐH quan tâm. Với xu hướng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, tri thức là chiếc nôi phát triển sản xuất, động lực hỗ trợ trong thời đại số hoá. Do đó, CGCN luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, nhà hoạch định chính sách và DN.

Trong khi đó, ông Thomas Cripseels - điều phối dự án - đến từ Trường ĐH Tự do Brussel khẳng định: Dự án VETEC sẽ phát triển, thực hiện các chương trình đào tạo CGCN và tri thức cho đội ngũ quản lý, cán bộ có năng lực lãnh đạo trong tương lai. Đồng thời, thực hiện đào tạo tại châu Âu để đội ngũ này khi về sẽ trở thành cán bộ nguồn tại trường ĐH ở Việt Nam.

Ông Thomas tin tưởng các trường ĐH ở Việt Nam với tiềm năng trong nghiên cứu và sáng tạo sẽ hỗ trợ Dự án đạt được thành công, góp phần vào sự phát triển của đất nước các bạn. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ