Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại hội cổ đông Techcombank: Vì sao ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng?

Nha Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ba khó khăn lớn nhất của hệ thống ngân hàng là tín dụng, trái phiếu và tiền gửi không kỳ hạn giảm. Trong bối cảnh đó, Techcombank đã có những lối đi riêng để ứng phó và phát triển.

Ngày 22/4/2023, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã CK: TCB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Lối đi riêng trong khó khăn

Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner cho biết, 3 khó khăn lớn nhất của hệ thống ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng là tín dụng khó trong khi thị trường bất động sản đóng băng, trái phiếu bất ổn, tiền chảy vào tiền gửi kỳ hạn nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Techcombank đã có những lối đi riêng, những chiến lược ứng phó thận trọng và bền vững, phù hợp với thực tế diễn biến của thị trường.

CEO Techcombank cho biết, trong khó khăn, Techcombank đã có những lối đi riêng để thực hiện các kế hoạch đặt ra.
CEO Techcombank cho biết, trong khó khăn, Techcombank đã có những lối đi riêng để thực hiện các kế hoạch đặt ra.

Cụ thể, Techcombank là một trong những ngân hàng mạnh nhất liên quan đến các hoạt động trái phiếu DN. Tuy nhiên, những lùm xùm trên thị trường này này đã khiến các khoản thu từ tư vấn, phát hành trái phiếu của Techcombank giảm.

Việc tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, thị trường bất động sản khó khăn đã khiến nhiều khách hàng tìm nguồn vốn ngoài ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng.

Khó khăn thứ 3 theo CEO Techcombank là sự sụt giảm của tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Nguyên nhân là khi bất động sản đóng băng, khách hàng có xu hướng tìm các kênh đầu tư khác. Vì thế lượng tiền gửi không kỳ hạn trong khi tìm kênh đầu tư cũng giảm đi. “Tuy nhiên, tiền vẫn không dịch chuyển khỏi ngân hàng. Chỉ là chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi kỳ hạn dài để tìm kiếm mức sinh lời cao hơn”- ông Jens Lottner nói.

Trong bối cảnh này, Techcombank đã có những lối đi riêng để duy trì và tăng trưởng. Cơ cấu tín dụng dịch được Techcombank thực hiện theo các phân khúc: khách hàng cá nhân, khách hàng DN và và nhỏ sau đó là khách hàng DN lớn Khách hàng DN lớn và dịch chuyển sang cho vay bán lẻ để kiểm soát rủi ro tốt hơn với cho vay bất động sản.

Techcombank cũng có những chính sách phù hợp để đón dòng tiền gửi có kỳ hạn dịch chuyển từ CASA sang để tối ưu hoá lợi nhuận. Huy động vốn của Techcombank tăng 12,8% trong năm 2022.

Về trái phiếu DN, Techcombank quản trị trên cơ sở bền vững và thận trọng. “Chúng tôi cũng đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. CAR của Techcombank đạt 15,2%, cao hơn nhiều yêu cầu 8% của Basel II. Ngoài ra, nhiều chỉ số khác cho thấy sự thận trọng của ngân hàng, đáp ứng đủ yêu cầu của cơ quan chức năng.

Đại hội cổ đông Techcombank: Vì sao ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng? - Ảnh 1

Về chuyển đổi số, chúng tôi đang xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại, không chỉ dẫn đầu các ngân hàng nội địa mà còn so với các ngân hàng trong khu vực, trên thế giới" -  đại diện Techcombank nói.

Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Techcombank đạt gần 17.907 tỷ đồng, tổng lợi nhuận chưa sử dụng của Techcombank tính đến ngày 1/1/2023 đạt hơn 58.000 tỷ đồng.

Chọn chiến lược kinh doanh thận trọng trong năm 2023

Dựa trên các kết quả đạt được trong những năm qua, Techcombank đã trình ĐHCĐ các chỉ tiêu tài chính quan trọng cho năm 2023. Theo đó, dư nợ tín dụng đạt mức 511.297 tỷ đồng (tăng trưởng 15% hoặc cao hơn theo chỉ tiêu được NHNN cấp phép); Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm rối ưu hoá nguồn huy động; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 22.000 tỷ đồng (giảm 14% so năm trước).

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc vì sao Techcombank đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng, Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh cho biết, với kế hoạch năm nay, HĐQT và Ban Lãnh đạo Techcombank đã đưa ra rất nhiều phương án. “Sau khi cân nhắc, chúng tôi chọn phương án tương đối thận trọng nhất và tin rằng chúng ta thực thi được nó. Nếu số liệu quay laị tốt thì Techcombank sẽ điều chỉnh kế hoạch và các mục tiêu cao hơn. Quan điểm của chúng tôi là trong khó khăn, thận trọng sẽ tốt hơn”- ông Hùng Anh nói. Và 3 trụ cột mà Techcombank sẽ tiếp tục thực hiện là Số hoá- Dữ liệu- Nhân tài.

Ban lãnh đạo Techcombank dự đoán, GDP năm nay sẽ đạt 6-7%, mặc dù nền kinh tế còn nhiều thách thức. Với Techcombank, chiến lược kinh doanh vẫn không thay đổi. Ngân hàng tin rằng, người dân sẽ di chuyên về thành phố nhiều hơn, đô thị hoá sẽ khiến nhu cầu nhà ở nhiều hơn. Do đó, Techcombank vẫn sẽ tiếp tục hướng đến đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, trong đó có nhu cầu nhà ở. Nhiều người dân Việt Nam muốn sở hữu một bất động sản, xem ngôi nhà là tài sản lớn nhất của họ.

Tổng giám đốc Techcombank cho rằng, thị trường trái phiếu còn tiềm năng phát triển. Bởi một quốc gia không chỉ trông chờ vào hệ thống ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu về vốn thì không đủ, mà cần các kênh khác. Mỗi năm Techcombank tăng trưởng khoảng 1 triệu khách hàng, sẽ cố gắng để tăng trưởng cao hơn trong những năm tới.

Năm 2023, ngân hàng sẽ tiếp tục đa dạng nguồn thu từ phí, như phí Bancansua, thẻ tín dụng, thanh toán,…

Về tín dụng, Techcombank tiếp tục dịch chuyển sang Retail và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Nửa sau năm nay, tôi kỳ vọng nhu cầu tín dụng của SME sẽ tăng trưởng trở lại. Ngân hàng cũng đã có các kịch bản của mình, và kỳ vọng tín dụng có thể đạt 510 nghìn tỷ đồng trong năm nay. Tổng huy động phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%.

"Khó khăn quý 1 đã qua đi, ở nửa sau năm nay, chúng tôi sẽ có những đà tăng trưởng tốt hơn. Lợi nhuận mà Techcombank đặt ra năm nay là khá thận trọng, 22.000 tỷ đồng. Trên thực tế, 3 năm qua, chúng tôi đều đưa ra mục tiêu lợi nhuận thận trọng, nhưng kết quả đều cao hơn đáng kể so với kế hoạch ban đầu. Tôi cũng kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc hơn từ nửa cuối năm, từ đó Techcombank cũng có điều kiện cải thiện các chỉ số tốt hơn" – CEO Techcombank nói.