Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành trước 31/10/2025

Kinhtedothi - Chiều 13/5, tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Hà Minh Hải trình bày Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Đại hội Đảng bộ các cấp thực hiện 4 nội dung

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Minh Hải cho biết, Kế hoạch yêu cầu quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ 7 yêu cầu quy định tại Chỉ thị số 45- CT/TW, ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị (khóa XIII).

Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Hà Minh Hải trình bày Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Nội dung kế hoạch của Thành ủy Hà Nội Nội gồm 6 nội dung gồm: nội dung Đại hội; chuẩn bị văn kiện và thảo luận; chuẩn bị nhân sự và bầu cử; số lượng, cơ cấu đại biểu; thời gian Đại hội; phân công bố trí sau Đại hội.

Cụ thể, về nội dung, Đại hội Đảng bộ các cấp thực hiện 4 nội dung: tổng kết nghị quyết nhiệm kỳ hiện tại, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ kế tiếp; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện; bầu ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2025- 2030; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ cấp trên.

Đối với Đại hội đảng bộ các xã, phường trực thuộc Đảng bộ TP; đảng bộ (chi bộ) hợp nhất, sáp nhập (không bầu cấp ủy khóa mới và đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ cấp trên), thực hiện tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 trên cơ sở nội dung nghị quyết Đại hội của các đảng bộ, chi bộ trước khi hợp nhất, sáp nhập; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Đối với các Đảng bộ cấp xã không hợp nhất, sáp nhập nếu đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030: tổ chức hội nghị ban chấp hành để thảo luận các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp trên trực tiếp. Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo rà soát, kiện toàn nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030 và nhân sự đại biểu dự Đại hội Đảng bộ cấp trên.

Đối với các tổ chức cơ sở Đảng trong các cơ quan, đơn vị không thuộc diện hợp nhất, sáp nhập mà chưa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030: tổ chức Đại hội với nội dung tổng kết thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng; bầu cấp ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Về chuẩn bị văn kiện Đại hội gồm: báo cáo chính trị của Đảng bộ (đánh giá toàn diện nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra mục tiêu, giải pháp cho 2025-2030); Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy (tự phê bình và phê bình, đánh giá kết quả lãnh đạo, khắc phục hạn chế).

Về xây dựng, đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội: xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội (phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, thiết thực; chuẩn bị dự thảo nghị quyết để Đại hội thảo luận và quyết định); thảo luận tại Đại hội (dành thời gian thỏa đáng để thảo luận; tạo sự đồng thuận cao, nhất là với vấn đề mới, khó).

Điều chỉnh thời điểm tính độ tuổi ứng cử

Về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Minh Hải cho biết, nhân sự được giới thiệu tham gia cấp ủy các cấp phải có bằng hoặc giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền. Cán bộ được giới thiệu để bầu tham gia cấp ủy, các chức vụ (cao hơn) lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ (gồm các tổ chức chính trị - xã hội) phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 1 năm (12 tháng); trường hợp đặc biệt, chưa bảo đảm thời gian giữ chức vụ, thì cấp ủy có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm đầu Thành uỷ Hà Nội.

Thời điểm tính độ tuổi tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2025- 2030 đối với đảng bộ các xã, phường trực thuộc Đảng bộ TP là tháng 7/2025 (giữ nguyên đối với cấp TP là tháng 9/2025). Điều chỉnh thời điểm tính độ tuổi ứng cử các chức danh lãnh đạo chính quyền nhiệm kỳ 2026-2031 là tháng 3/2026 (trước đây quy định là tháng 5/2026).

Những đồng chí lần đầu tham gia phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ; tái cử cấp ủy phải còn thời gian công tác ít nhất từ 48 tháng. Đặc biệt đối với nhân sự là Phó Bí thư Thành ủy phải còn thời gian công tác ít nhất từ 42 tháng. Cán bộ tái cử cấp ủy thì được tái cử các chức danh lãnh đạo chính quyền, MTTQ (gồm các tổ chức chính trị - xã hội) nhưng phải còn thời gian công tác ít nhất 36 tháng trở lên tại thời điểm bầu cử hoặc Đại hội của mỗi tổ chức.

Độ tuổi tái cử ủy ban kiểm tra cấp ủy các cấp, thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra T.Ư và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, định hướng tăng thời gian tối thiểu tái cử ủy ban kiểm tra từ 24 tháng thành 42 tháng (tăng 18 tháng so với quy định hiện nay).

Về cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên thường vụ và phó bí thư cấp ủy, phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy. Kết hợp hài hòa nhân sự tại chỗ với luân chuyển, điều động. Phấn đấu cơ bản hoàn thành việc bố trí bí thư cấp ủy xã, phường không là người địa phương; đẩy mạnh thực hiện đối với các chức danh khác. Đảng bộ xã, phường (mới), Ban Chấp hành không quá 33 đồng chí; Ban Thường vụ từ 9 - 11 đồng chí và Phó Bí thư là 2 đồng chí.

Đảng bộ các cơ quan Đảng TP Hà Nội và Đảng bộ UBND TP Hà Nội; Ban Chấp hành không quá 33 đồng chí; Ban Thường vụ không quá 11 đồng chí; Phó Bí thư 2 đồng chí. Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở khác, Ban Chấp hành từ 21 - 27 đồng chí; Ban Thường vụ từ 7 - 9 đồng chí; Phó Bí thư từ 1 - 2 đồng chí.

Về số lượng, cơ cấu đại biểu và bầu đại biểu dự đại hội cấp trên: Đại hội Đảng bộ TP không quá 550 đại biểu. Đại hội Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở và tương đương không quá 300 đại biểu. Đại hội đảng bộ các xã, phường trực thuộc Đảng bộ TP sau khi hợp nhất, sáp nhập, thì số lượng đại biểu Đại hội không quá 250 đại biểu.

Đối với Đại hội Đảng bộ cơ sở: được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở, không quá 250 đại biểu. Các Đảng bộ có từ 200 đảng viên trở lên thì tiến hành Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu do cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định. Các Đảng bộ có dưới 200 đảng viên thì tiến hành Đại hội đảng viên. Trường hợp Đảng bộ cơ sở có dưới 200 đảng viên có thể tổ chức Đại hội đại biểu; số lượng đại biểu do cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định.

Thời gian tổ chức, đối với cấp cơ sở không quá 2 ngày và hoàn thành trước 30/6/2025. Cấp trên trực tiếp và xã/phường mới không quá 2 ngày, hoàn thành trước 31/8/2025. Cấp TP không quá 4 ngày, hoàn thành trước 31/10/2025. Đại hội điểm cấp trên trực tiếp cơ sở và xã, phường đầu quý III/2025.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng: Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

14 May, 05:37 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.

Hà Nội thực hiện sắp xếp tổ chức Mặt trận Tổ quốc: cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Hà Nội thực hiện sắp xếp tổ chức Mặt trận Tổ quốc: cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

14 May, 03:40 PM

Kinhtedothi-“Không chỉ thay đổi về đầu mối, thẩm quyền trực thuộc hoặc chỉ đạo, mà còn thể hiện tinh thần là cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nên chúng ta không thể không bàn đến mô hình Mặt trận tới đây thế nào, các ban dùng chung hay các ban chuyên môn của từng đoàn thể ra sao... - cần nhất quán định hướng như vậy”- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội nêu rõ

Tháo gỡ rào cản khi chuyển đổi sang chính quyền địa phương 2 cấp

Tháo gỡ rào cản khi chuyển đổi sang chính quyền địa phương 2 cấp

14 May, 02:38 PM

Kinhtedothi - Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) được xây dựng dựa trên 4 yếu tố cơ bản, cốt lõi. Trong đó, một trong những nguyên tắc quan trọng là thiết lập đầy đủ, toàn diện cơ sở pháp lý để tháo gỡ khó khăn, rào cản khi chuyển đổi chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô diện tích và dân số

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô diện tích và dân số

14 May, 01:40 PM

Kinhtedothi- Sáng 14/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi). Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất nâng mức hỗ trợ cán bộ không chuyên trách dôi dư; tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô diện tích và dân số.

ĐB Quốc hội: nên giữ quy định về thẩm quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND trong Hiến pháp

ĐB Quốc hội: nên giữ quy định về thẩm quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND trong Hiến pháp

14 May, 11:42 AM

Kinhtedothi- Sáng 14/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất). Một số đại biểu Quốc hội bày tỏ sự không đồng tình với việc bỏ quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ