Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đắk Lắk: cần giải pháp hỗ trợ sinh kế bền vững để ngăn tình trạng phá rừng ở xã Cư San

Kinhtedothi - Sau bài báo “Đắk Lắk: báo động tình trạng phá rừng tại xã Cư San” đăng ngày 16/4/2025, nêu lên thực trạng phá rừng trái phép để chiếm đất sản xuất tại xã Cư San (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) trong thời gian dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng và an ninh trật tự địa phương. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk và UBND xã Cư San đã có phúc đáp về vấn đề này.

Một cây gỗ lớn bị chặt hạ tại lâm phần do UBND xã Cư San quản lý.

Diện tích rừng bị phá có dấu hiệu mở rộng

Theo thông tin bài báo đã phản ánh, tại nhiều tiểu khu thuộc địa bàn xã Cư San, hàng chục ha rừng tự nhiên đã và đang bị triệt hạ. Theo chia sẻ của người dân tại khu vực, các đối tượng thường lợi dụng địa hình phức tạp, hoạt động vào ban đêm hoặc ngày nghỉ để đốn hạ cây, đốt rừng lấy đất trồng hoa màu, trồng keo, dựng chòi tạm để canh tác nông nghiệp…

Theo ghi nhận của phóng viên, diện tích rừng bị phá có dấu hiệu tiếp tục mở rộng, rất nhiều cây to bị đốn hạ, phát luống.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk Lê Minh Đức thông tin về tình trạng phá rừng lấy đất làm nương rẫy xảy ra ở nhiều nơi của tỉnh, trong đó có xã Cư San, huyện M'Đrắk.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ Báo Kinh tế & Đô thị, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk đã chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cùng các đơn vị liên quan rà soát và kiểm tra thực trạng phá rừng tại xã Cư San, huyện M’Drắk.

Ông Lê Minh Đức thông tin, từ đầu năm đến nay trên địa bàn xã Cư San, Hạt Kiểm lâm huyện M’Drắk đã phát hiện và xử lý 46 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, tại địa bàn xã Cư San xảy ra 23 vụ phá rừng với diện tích 8,5 ha. Hạt Kiểm lâm huyện M’Drắk đã xử lý vi phạm hành chính 23 vụ, trong đó 19 vụ xảy ra trên lâm phần thuộc UBND xã Cư San quản lý, 4 vụ xảy ra trên lâm phần thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Drắk…

Ông Lê Minh Đức cho rằng, một trong những nguyên nhân của tình trạng phá rừng hiện nay tại xã Cư San nói riêng và huyện M’Drắk nói chung là do áp lực từ việc di cư tự do, áp lực đất sản xuất sinh kế gắn liền với rừng. Đồng thời cũng là do vai trò quản lý, trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về lâm nghiệp của chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng chưa được tốt nên đã xảy ra tình trạng mất rừng như hiện nay.

Tăng cường tuần tra truy quét, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng

Theo công văn phúc đáp từ UBND xã Cư San gửi Văn phòng đại diện Đắk Lắk (Báo Kinh tế & Đô thị): sau phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, UBND xã đã ban hành kế hoạch kiểm tra, tuần tra truy quét, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn xã. Triển khai, bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra xác minh sự việc mà Báo Kinh tế & Đô thị cung cấp tại các tiểu khu 794, 795, 805 cụ thể như sau:

Tại lô 47 khoảnh 5 tiểu khu 805, tại thời điểm tuần tra, kiểm tra, xác minh hiện trạng thực tế diện tích này phát lại rẫy cũ, chủ yếu là chuối tái sinh, do UBND xã Cư San quản lý.

Tại lô 34f khoảnh 5 tiểu khu 805, tại thời điểm tuần tra, kiểm tra, xác minh phá rừng trái pháp luật đã có hồ sơ, đang điều tra đối tượng. Hiện tại khu vực rừng đang khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; diện tích do UBND xã Cư San quản lý.

Tại lô 46 khoảnh 6 tiểu khu 805, tại thời điểm tuần tra, kiểm tra, xác minh hiện trạng thực tế bị phát luỗng các cây bụi dưới tán rừng, chưa tác động ảnh hưởng đến cây gỗ; diện tích do UBND xã Cư San quản lý.

Tại lô 77aa khoảnh 5 tiểu khu 795, tại thời điểm tuần tra, kiểm tra, xác minh hiện trạng thực tế diện tích này phát lại rẫy cũ, chủ yếu là chuối, tre tái sinh; diện tích do UBND xã Cư San quản lý.

Tại lô 8b73 khoảnh 3 tiểu khu 795, tại thời điểm tuần tra, kiểm tra, xác minh phá rừng trái pháp luật đã có hồ sơ; đang điều tra đối tượng. Hiện tại khu vực rừng đang khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, diện tích do UBND xã Cư San quản lý.

Tại lô 28aaaa khoảnh 2 tiểu khu 794, tại thời điểm tuần tra, kiểm tra, xác minh diện tích phá rừng trái pháp luật đã có hồ sơ, đang điều tra đối tượng. Hiện tại khu vực rừng đang khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; diện tích do UBND xã Cư San quản lý.

UBND xã Cư San đã cử lực lượng cắm các biển báo và tuyên truyền người dân cấm chặt phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất rừng, khai thác lâm sản trái phép, săn bắn, buôn bán động vật rừng. Hoàn thiện các hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

UBND xã Cư San đánh giá tình hình phá rừng nghiêm trọng và có phạm vi rộng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên thiên nhiên và an ninh trật tự tại địa phương. Mặc dù vậy, cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn do diện tích rừng tự nhiên lớn, địa hình hiểm trở và lực lượng còn mỏng. Thêm vào đó, áp lực từ việc di cư tự do và các hoạt động lấn chiếm rừng ngày càng tinh vi, sử dụng cả những phương pháp mới như dùng thuốc độc để triệt hạ cây, gây ra nhiều thách thức trong công tác kiểm soát.

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND xã Cư San Nguyễn Đình Thảo cho biết: "Xã sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng một cách quyết liệt và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Sẽ tăng cường tần suất và hiệu quả của các đợt tuần tra, trang bị tốt hơn cho lực lượng bảo vệ rừng và phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chức năng, đặc biệt là Hạt Kiểm lâm huyện và lực lượng Công an xã. Xã sẽ đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và khuyến khích người dân tố giác các hành vi vi phạm. Đồng thời, sẽ tham mưu cho cấp trên tập trung giải quyết vấn đề đất sản xuất cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án; đồng thời sẽ có phương án di dời những hộ dân còn lấn chiếm đất rừng trái phép về nơi ở mới. Bên cạnh đó, xã sẽ phối hợp với các ngành chức năng để triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân sống gần rừng, giúp họ có thu nhập ổn định từ các hoạt động kinh tế khác ngoài việc khai thác từ rừng…".

Cần có giải pháp hỗ trợ sinh kế bền vững

Có thể nói, tình trạng phá rừng tại huyện M’DRắk có nhiều nguyên nhân sâu xa, trong đó có thể kể đến tác động từ các dự án phát triển kinh tế - xã hội lớn trên địa bàn. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án như hồ thủy lợi Krông Pách Thượng và đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đã ảnh hưởng đến sinh kế của một bộ phận người dân, dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất. Nhiều hộ dân sau khi nhận tiền đền bù nhưng không có đủ đất canh tác tại nơi ở mới đã quay trở lại khu vực rừng để mưu sinh. Điều này cho thấy vấn đề đất sản xuất cho người dân tái định cư chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.

Ngoài ra, đời sống kinh tế khó khăn của một bộ phận người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, cũng là một yếu tố quan trọng. Họ có tập quán sinh hoạt và sản xuất phụ thuộc nhiều vào rừng, dẫn đến việc lấn chiếm đất rừng trái phép để tạo sinh kế. Bên cạnh đó, việc quản lý lỏng lẻo của một số đơn vị được giao trách nhiệm bảo vệ rừng cũng có thể là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng này.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Tình trạng gia tăng phá rừng cho thấy tầm quan trọng của việc lồng ghép các giải pháp hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng bị ảnh hưởng vào quá trình quy hoạch và triển khai các dự án lớn. Nếu không giải quyết được nhu cầu về đất sản xuất và việc làm cho người dân, nguy cơ tái diễn tình trạng phá rừng rất cao. Thực tế, nhiều hộ dân đã quay trở lại khu vực rừng sau khi được tái định cư và nhận tiền đền bù, cho thấy những bất cập trong công tác tái định cư, đặc biệt là vấn đề đảm bảo đất sản xuất phù hợp tại nơi ở mới. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu của người dân và có các giải pháp hỗ trợ sinh kế bền vững, không chỉ là hỗ trợ tài chính một lần…

Mầm xanh trên đất cằn và câu chuyện giáo dục ở xã vùng sâu Cư San

Mầm xanh trên đất cằn và câu chuyện giáo dục ở xã vùng sâu Cư San

Đắk Nông: gia tăng số vụ phá rừng

Đắk Nông: gia tăng số vụ phá rừng

Đắk Lắk: báo động tình trạng phá rừng tại xã Cư San

Đắk Lắk: báo động tình trạng phá rừng tại xã Cư San

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mô hình hay cần nhân rộng

Mô hình hay cần nhân rộng

19 May, 05:02 PM

Kinhtedothi – Trong hoàn cảnh khối lượng công việc tại cơ sở nhiều, lực lượng chức năng không thể lúc nào cũng có mặt “đúng lúc, đúng nơi” để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm về VSMT, TTĐT… thì biện pháp xử phạt qua hệ thống camera được coi là “cứu cánh” cho vấn đề trên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ