Đám tang nhà văn Tô Hoài - người ra đi để Dế Mèn ở lại

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 17/7, bạn đọc, văn nghệ sĩ đã không quản mưa gió, tới đưa tiễn tác giả "Dế Mèn phiêu lưu ký" về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhà văn Tô Hoài qua đời ngày 6/7, hưởng thọ 95 tuổi. Ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920, trong một gia đình thợ thủ công ở huyện Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội. Ông lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tô Hoài nổi tiếng với sự nghiệp văn chương đồ sộ. Ông được đánh giá là "có năng lực quan sát và miêu tả tinh tường, sắc nhạy, vốn hiểu biết đời sống và phong tục các dân tộc khá phong phú, lối văn giàu hình ảnh và biến đổi nhịp điệu nhanh hoạt, những tìm tòi sáng tạo mới mẻ, độc đáo về từ ngữ, về phương ngữ...". Tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài là Dế Mèn phiêu lưu ký - cuốn sách dành cho thiếu nhi từng được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ảnh: An Thành Đạt.
Nhà văn Tô Hoài qua đời ngày 6/7, hưởng thọ 95 tuổi. Ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920, trong một gia đình thợ thủ công ở huyện Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội. Ông lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tô Hoài nổi tiếng với sự nghiệp văn chương đồ sộ. Ông được đánh giá là "có năng lực quan sát và miêu tả tinh tường, sắc nhạy, vốn hiểu biết đời sống và phong tục các dân tộc khá phong phú, lối văn giàu hình ảnh và biến đổi nhịp điệu nhanh hoạt, những tìm tòi sáng tạo mới mẻ, độc đáo về từ ngữ, về phương ngữ...". Tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài là Dế Mèn phiêu lưu ký - cuốn sách dành cho thiếu nhi từng được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ảnh: An Thành Đạt.
Tang lễ nhà văn Tô Hoài được tổ chức cấp thành phố tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Hà Nội, vào sáng 17/7.
Tang lễ nhà văn Tô Hoài được tổ chức cấp thành phố tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Hà Nội, vào sáng 17/7.
Ông sẽ yên nghỉ tại Nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh, Hà Nội).
Ông sẽ yên nghỉ tại Nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh, Hà Nội).
Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Phạm Quang Nghị - chia buồn cùng gia quyến.
Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Phạm Quang Nghị - chia buồn cùng gia quyến.
Đoàn thiếu nhi vào viếng nhà văn Tô Hoài. Với câu chuyện về Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc... Tô Hoài là cây bút quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả, đặc biệt là các em nhỏ.
Đoàn thiếu nhi vào viếng nhà văn Tô Hoài. Với câu chuyện về Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc... Tô Hoài là cây bút quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả, đặc biệt là các em nhỏ.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhìn mặt nhà văn Tô Hoài lần cuối. Đánh giá về sự nghiệp văn học của Tô Hoài, Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng từ rất sớm với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường".
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhìn mặt nhà văn Tô Hoài lần cuối. Đánh giá về sự nghiệp văn học của Tô Hoài, Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng từ rất sớm với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường".
Đám tang nhà văn Tô Hoài - người ra đi để Dế Mèn ở lại - Ảnh 1
Bà Trần Thị Hồng (trái) - con gái cố nhà văn Nam Cao - chắp tay trước linh cữu Tô Hoài. Ngoài bà Hồng còn có đại diện con cháu các gia đình nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng cùng tới viếng. Tô Hoài là một trong số những cây bút cuối cùng của thế hệ nhà văn đã tạo dựng được một thời kỳ hoàng kim cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Độc giả, người thân chia buồn cùng gia quyến nhà văn.
Độc giả, người thân chia buồn cùng gia quyến nhà văn.
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân ghi những lời tiễn biệt trong sổ tang. Đánh giá về tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn quá cố, Lại Nguyên Ân từng viết: “Trước năm 1945, các tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam, tiêu biểu là Dế Mèn phiêu lưu ký, hướng đến tính nhân loại, nhờ đó mà có giá trị lâu dài. Các tác phẩm về sau của ta không được như thế”.
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân ghi những lời tiễn biệt trong sổ tang. Đánh giá về tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn quá cố, Lại Nguyên Ân từng viết: “Trước năm 1945, các tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam, tiêu biểu là Dế Mèn phiêu lưu ký, hướng đến tính nhân loại, nhờ đó mà có giá trị lâu dài. Các tác phẩm về sau của ta không được như thế”.
Gia quyến nhà văn có mặt từ sáng sớm để chuẩn bị cho lễ tang. Vợ nhà văn Tô Hoài - bà Nguyễn Thị Cúc (phải) - đau buồn khi tiễn đưa người bạn đời lần cuối.
Gia quyến nhà văn có mặt từ sáng sớm để chuẩn bị cho lễ tang. Vợ nhà văn Tô Hoài - bà Nguyễn Thị Cúc (phải) - đau buồn khi tiễn đưa người bạn đời lần cuối.
Vợ cố nhà văn nhận lời chia buồn từ khách đến viếng.
Vợ cố nhà văn nhận lời chia buồn từ khách đến viếng.
Nhà thơ Phương Vũ - con trai cố nhà văn - không kìm được nước mắt.
Nhà thơ Phương Vũ - con trai cố nhà văn - không kìm được nước mắt.