Trước bối cảnh tiền nhiều (tăng gần 100 tỷ đồng so với 2012) nhưng vẫn thiếu, đòi hỏi ngành thể thao phải có chiến lược hợp lý trong chi tiêu. Kế hoạch tập huấn, thi đấu nước ngoài nhằm chuẩn bị cho SEA Games luôn khiến ngành thể thao tiêu tốn một khoản tiền lớn. Bây giờ, ngành thể thao cần phải thể hiện khả năng "co kéo" của mình. Không thể đầu tư một cách dàn trải, thiếu trọng điểm. Đặc biệt, các nhà hoạch định chiến lược cần phải cân đối được giữa chỉ tiêu ở SEA Games và những sân chơi lớn hơn để có chiến lược đầu tư.
Việc đầu tư cho các môn thể thao Olympic như điền kinh sẽ giúp thể thao Việt Nam nâng vị thế trên đấu trường châu lục. Ảnh: Dương Thư
Việt
Vì thế, tham dự SEA Games 27 phải được coi là cơ hội để TTVN chuẩn bị cho Asiad 2014 diễn ra ở Hàn Quốc vào năm tới. Muốn giành được thành tích cao, ngành thể thao phải dồn nguồn lực cho những môn thể thao trọng điểm. Hơn lúc nào hết, các nhà quản lý cần phải lên được một bản danh sách những VĐV của các môn thể thao có thể dành huy chương tại Asiad để đầu tư dài hạn. Những vận động viên trẻ tiềm năng cần phải được đào tạo, tập huấn dài hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên, đưa VĐV đi đào tạo ở nước ngoài thì cần phải có kinh phí. Thế nên, ngành thể thao phải có kế hoạch tiêu tiền, trong đó, phải biết quên những mục tiêu ngắn hạn mới mong hoàn thành được sứ mệnh lịch sử.