Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành

Công Thọ - Bảo Hiếu
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 27/2/2024, (18 tháng 1 năm Giáp Thìn) tại đình Tú Thị (số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) diễn ra Lễ dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành và triển lãm sản phẩm nghề thủ công truyền thống tranh thêu tay.

Dự lễ dâng hương có Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Khánh; Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận Phạm Tuấn Long... 

Đình Tú Thị ngụ tại số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành
Đình Tú Thị ngụ tại số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành

Đình Tú Thị ngụ tại số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tên khai sinh là Trần Quốc Khái. Ông sinh năm Bính Ngọ (1606) tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội) và mất ngày 12 tháng sáu năm Tân Sửu (1661) thọ 56 tuổi.

Ông Lê Công Hành đỗ Tiến sĩ đời Vua Lê Thần Tông, được triều đình bổ dụng làm đến chức Thượng thư Bộ Công và có nhiều công lao trong việc sáng tạo và phát triển nghề thêu ở nước ta.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm và các đại biểu, Nhân dân dâng hương  kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm và các đại biểu, Nhân dân dâng hương  kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành

Theo các tư liệu sử, Năm 1646, Trần Quốc Khải được cử đi sứ Trung Hoa. Là người thông minh và nhanh nhạy, ông đã học được kỹ thuật tinh xảo của nghề thêu và nghề làm lọng, đưa các nghề này về truyền cho nước ta.

Ông là một quan lại thời Hậu Lê với nhiều giai thoại hiển hách, nổi tiếng được truyền từ đời này qua đời khác.Ông được xem như là người có công đặt nền móng cho nghề thêu từ khởi nguyên. Nhờ công sức của mình, ông tạo ra một ngành nghề thêu thủ công truyền thống và truyền lại mãi về sau cho nhân dân. Nhớ công ơn của ông mà người ta tôn ông là ông tổ và thờ cúng hằng năm.

Dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành - Ảnh 1
Các đại biểu dự triển lãm và nghe giới thiệu về sản phẩm nghề thủ công truyền thống Tranh thêu tay.
Các đại biểu dự triển lãm và nghe giới thiệu về sản phẩm nghề thủ công truyền thống Tranh thêu tay.

Ông nổi tiếng là người thông minh, hiếu học và có nhiều công sức trong xây dựng nước. Ông được cử đi làm sứ thần bên Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm. Tại đây ông đã phát huy tốt về khả năng của mình, mang về một nghề cực kỳ giá trị cho người dân Việt Nam. Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính. Do đó mà ông có tên Lê Công Hành.

Những truyền thuyết về sự thông minh của ông vẫn mãi được lưu truyền cho tới ngày nay. Ông đã tạo lên những câu chuyện đầy sức hấp dẫn về trí thông minh của mình. Người dân Việt Nam cảm thấy vô cùng biết ơn và ghi nhớ công ơn mà ông đã dành cho dân tộc.

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định nghe giới thiệu và tham dự các hoạt động tưởng nhớ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành
Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định nghe giới thiệu và tham dự các hoạt động tưởng nhớ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành

Nhân dịp kỷ niệm 418 năm ngày sinh Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành, UBND phường Hàng Gai phối hợp với Công ty TNHH thiết kế thời trang Tân Mỹ - 61 Hàng Gai tổ chức triển lãm sản phẩm nghề thủ công truyền thống Tranh thêu tay.

Các bức tranh thêu tay thủ công được nghệ nhân ở xã Quất Động, huyện Thường Tín thực hiện trên chất liệu lụa truyền thống của Việt Nam (Hà Đông, Bảo Lộc), với các chủ đề về phong cảnh quê hương, đất nước, , Hồ Hoàn Kiếm, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Các đại biểu, người dân, du khách dự Lễ dâng hương
Các đại biểu, người dân, du khách dự Lễ dâng hương

Những tác phẩm nghệ thuật đã tái hiện những dấu mốc thăng trầm của thời gian, Mỗi bức thêu ẩn dấu vẻ đẹp văn hóa của dân tộc, vẻ đẹp đậm tình người. Có rất nhiều tác phẩm nổi bật được thế giới chú ý và giúp chinh phục những người có đam mê với nghệ thuật.

Song song với hoạt động triển lãm, UBND phường Hàng Gai tổ chức các buổi Workshop thêu tay cho người dân và du khách, giới thiệu các sản phẩm thêu tay làm quà lưu liệm cho du khách với thương hiệu Tân Mỹ Desige....

Những hoạt động trên cũng nhằm phát huy, đưa các di tích lịch sử văn hóa trở thành không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng gắn kết cộng đồng, trở thành điểm đến hấp dẫn của Nhân dân và du khách, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước. 

Một số sản phẩm thêu tay làm quà lưu liệm cho du khách tại triển lãm:

Dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành - Ảnh 2
Dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành - Ảnh 3
Dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành - Ảnh 4
Dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành - Ảnh 5
Dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành - Ảnh 6