Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Danh sách 7 loại thuốc cần mang theo khi đi du lịch

Kinhtedothi - Dưới đây là danh sách những loại thuốc đi du lịch nhất định phải mang theo.

Thuốc chống say tàu xe

Thuốc chống say tàu xe hỗ trợ rất tốt cho việc di chuyển liên tục trên xe. Tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe mỗi người mà có những biểu hiện khác nhau, chủ yếu như choáng váng, buồn nôn và mệt mỏi. Do đó để khắc phục những tình trạng trên bạn nên mang theo thuốc chống say tàu xe. Một số loại thuốc kháng histamin như dimenhydrinate, diphenhydramine, promethazine, meclizine... đường uống thường được sử dụng để dự phòng say tàu xe.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Uống trước khi lên xe 30 phút để thuốc có đủ thời gian giải phóng hoạt chất và hấp thu, phát huy tác dụng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, mờ mắt… Thận trọng khi sử dụng thuốc say xe đồng thời với paracetamol, ibuprofen vì một số thuốc chống say xe có thể tương tác với các thuốc này.

Hiện nay đã có các loại thuốc chống nôn dạng băng dán, dùng dán lên vùng da sau tai. Với loại băng dán này, cần dán lên vùng da sau tai từ 6-12 giờ trước khi lên tàu xe, loại này khá tiện lợi.

Thuốc tiêu hóa

Có thể gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón… trong khi đi du lịch. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước:

- Dung dịch bù nước và điện giải: Sử dụng khi bị tiêu chảy, nôn, đi ngoài nhiều để phòng tránh mất nước. Nên ưu tiên dạng gói bột có thể mang theo thuận tiện hơn.
Thuốc "cầm" tiêu chảy như loperamid...

- Thuốc trị táo bón như: Duphalac, sorbitol…

- Giảm triệu chứng đầy hơi, ợ hơi do tích hơi có thể dùng trà gừng hoặc các loại thuốc có chứa simethicone dạng viên uống hoặc dạng nhỏ giọt...

- Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn đường ruột, dùng khi bị rối loạn tiêu hóa.

Thuốc xoa bóp

Việc di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác liên tục với những hoạt động ngoài trời đôi khi sẽ làm cho cho đôi chân của bạn nhức mỏi. Những lọ thuốc xoa bóp sẽ giúp bạn xóa tan đi những cơn đau nhức khó chịu ấy. 

Thuốc chống dị ứng

Dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn hay bị côn trùng đốt là những vấn đề hay gặp khi đi du lịch.

Các loại thuốc chống dị ứng dạng viên hoặc dạng kem, gel bôi ngoài da, thường chứa thành phần như loratadin, desloratadin, cetirizin hay fexofenadin… có thể sử dụng để giảm cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng húp mắt và chảy nước mũi do dị ứng thức ăn, phấn hoa, thời tiết…

Tác dụng phụ của thuốc chống dị ứng có thể gây buồn ngủ. Một số thuốc cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai. Do đó cần tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi mua thuốc.

Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi

Đi du lịch không đơn thuần là bạn đi tham quan, ngắm cảnh mà còn trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị ngoài trời. Do đó, rất có thể mắt của bạn sẽ bị khô. Đặc biệt, trong trường hợp có vật thể lạ rơi vào mắt, thậm chí cả mảnh mascara, cũng khiến mắt bị cộm, gây khó chịu. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nhỏ mũi cho chuyến đi, đặc biệt là những thời điểm giao mùa.

Có thể chuẩn bị thêm thuốc nhỏ chống khô mắt, cung cấp vitamin cho mắt, thuốc điều trị đau mắt đỏ, thuốc co mạch chống ngạt mũi…

Thuốc hạ sốt giảm đau

Khi đến một nơi có môi trường mới, thời tiết và khí hậu thay đổi rất dễ khiến bạn cảm lạnh. Do đó, cần dùng đến thuốc hạ sốt, giảm đau ngay để không ảnh hưởng cuộc vui. Trường hợp là trẻ em khi bị sốt cao mà không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, cảm cúm phổ biến như Paracetamol, Panadol, Decolgen, Amocilin, Cefalexin…

Thuốc theo toa bác sĩ đang uống

Nếu đang trong giai đoạn uống thuốc điều trị của bác sĩ kê, nhất định phải nhớ mang theo đơn hoặc toa thuốc để đảm bảo bạn uống thuốc đúng liều lượng. Hãy thử tưởng tượng những loại thuốc đặc trị cho các bệnh lý về cao huyết áp, tim mạch… mà quên mang theo thuốc. Hậu quả sẽ rất khôn lường.

Tour du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bất ngờ đại hạ giá

Tour du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bất ngờ đại hạ giá

Du lịch Hà Nội đón lượng khách khủng trong tháng 4/2023

Du lịch Hà Nội đón lượng khách khủng trong tháng 4/2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
6 tác hại không ngờ tới của đèn ngủ đối với trẻ nhỏ

6 tác hại không ngờ tới của đèn ngủ đối với trẻ nhỏ

10 Apr, 05:05 PM

Kinhtedothi - Giấc ngủ là thời gian để cơ thể trẻ em nghỉ ngơi, phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ thường có thói quen cho trẻ ngủ dưới ánh đèn ngủ, điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Ăn gì giúp giải rượu nhanh, lại đảm bảo an toàn?

Ăn gì giúp giải rượu nhanh, lại đảm bảo an toàn?

09 Apr, 10:39 AM

Kinhtedothi - Say rượu bia là một trạng thái khó chịu mà ai cũng có thể gặp phải sau khi uống quá nhiều. Khi cảm giác đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi xuất hiện, bạn cần phải tìm cách hồi phục sức khỏe sau khi say rượu bia càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách hồi phục sức khỏe sau khi say rượu bia mà bạn có thể dễ dàng áp dụng.

Cách thải độc cho làn da khỏe đẹp rạng rỡ

Cách thải độc cho làn da khỏe đẹp rạng rỡ

08 Apr, 02:46 PM

Kinhtedothi - Thải độc da là quá trình loại bỏ các tạp chất, độc tố và bụi bẩn tích tụ trên bề mặt và bên trong lỗ chân lông. Thải độc da giúp làm sáng da, giảm mụn, cải thiện độ ẩm và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, mang lại làn da khỏe mạnh và rạng rỡ hơn.

6 thói quen "vàng" vào buổi sáng giúp tim khỏe mạnh

6 thói quen "vàng" vào buổi sáng giúp tim khỏe mạnh

08 Apr, 07:16 AM

Kinhtedothi - Buổi sáng là thời điểm "vàng" giúp cơ thể khởi động một cách trọn vẹn, tái tạo năng lượng sau một đêm nghỉ ngơi và chuẩn bị tinh thần cho ngày mới. Dưới đây là những thói quen buổi sáng cực tốt cho tim mạch.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ