Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đặt người dân, doanh nghiệp lên hàng đầu

Thảo Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, việc triển khai CPĐT phải đi vào thực chất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn.

Báo cáo của Hội Truyền thông số Việt Nam và Cục Tin học hóa phối hợp thực hiện cho thấy, lượng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên cả nước trong năm 2017 đã gấp đôi so với năm 2016. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn nghiêng theo hướng chạy đua về số lượng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp. Trong khi điều cần thiết là chất lượng của số hồ sơ được xử lý trực tuyến. Cụ thể, số lượng dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến năm 2017 tại các tỉnh chỉ chiếm 11,54% tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 – mức độ cao nhất cho phép giao dịch hoàn toàn qua mạng. Điều này dẫn đến việc số lượng hồ sơ giải quyết trực tuyến tại một số tỉnh, thành còn rất thấp.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các địa phương trong việc phát triển CPĐT hiện nay cũng là một vấn đề đáng được lưu tâm. Người dân vẫn phải đi nhiều cửa khi gửi 1 bộ hồ sơ lên. Giữa các sở, ban ngành chưa có sự liên thông với nhau thông qua một cơ sở dữ liệu dùng chung, khiến cho mục tiêu triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân chưa hiệu quả.

Mô hình hiện nay, 4 giai đoạn của quá trình phát triển CPĐT gồm: Cấp độ 1: Thông tin: trong giai đoạn đầu, CPĐT có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin; Cấp độ 2: Tương tác: giữa Chính phủ và công dân được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau như thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu; Cấp độ 3: Giao dịch: Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính; Cấp độ 4: Chuyển hóa: Mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có thể hưởng các dịch vụ. Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

“Sau gần 20 năm bắt tay xây dựng CPĐT kết quả vẫn chưa được như mong muốn, mới đi được nửa chặng đường. Nửa đường còn lại mới là đoạn vất vả. Nếu triển khai CPĐT thực hiện thông qua việc đánh giá bằng báo cáo từ dưới lên, có bao nhiêu dịch vụ công đã được cung cấp thì chưa thấy được hiệu quả thực sự của CPĐT. CPĐT hãy bắt đầu từ những dịch vụ công mà nhiều người dân và DN quan tâm bởi vì cốt lõi của CPĐT là phục vụ người dân và DN” - ông Cung nhấn mạnh.