Đầu năm, Việt Nam nhập siêu 100 triệu USD

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ Công thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 giảm do kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài. Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đón Tết Dương lịch, nên các đơn hàng nhập khẩu giảm.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 ước đạt 10,3 tỷ USD, giảm 11,5% so với tháng 12/2013 và 10,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu tháng khoảng 10,4 tỷ USD, lần lượt giảm 14,6% và 1,9%.  Như vậy, cán cân thương mại thâm hụt khoảng 100 triệu USD.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2014 ước đạt 10,3 tỷ USD, giảm 11,5% so với tháng 12/2013 và giảm 10,8% so với cùng kỳ tháng 1/2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 3,52 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,78 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2014 ước khoảng 10,4 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng 12-2013 và giảm 1,9% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực 100% vốn trong nước ước khoảng 4,6 tỷ USD, giảm 2,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5,8 tỷ USD, giảm 1,5%.

Mặc dù khối lượng hàng xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm nhưng theo Bộ Công thương, điều đáng mừng là xét về giá, so với cùng kỳ, giá bình quân của một số mặt hàng, đặc biệt là hàng nông thủy sản đã tăng như: gạo tăng 3,1%; giá hạt tiêu tăng 1,4%; chè các loại tăng 9,5%; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 11,1%...

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng công nhận thị trường tháng 1/2014 người dân mua sắm chậm và ít hơn năm trước. Vì vậy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 1 ước đạt 237,5 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 2,8% so với tháng 12/2013.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp vào việc cải thiện cán cân thương mại (trong tháng 1, khối này xuất siêu 980 triệu USD trong khi khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu 1,08 tỷ USD).

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần