80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đấu trí ở AFF

Kinhtedothi - Mới đây, ông Tổng Thư ký AFF, một người Malaysia đã đưa ra ý tưởng thay đổi điều lệ SEA Games.
Theo đó, thay vì là sân chơi cho các cầu thủ U23, SEA Games sẽ dành cho các cầu thủ U21.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ý tưởng này khiến các đội tuyển mạnh như Thái Lan và Việt Nam giãy nảy, bởi nó sẽ tác động ngay lập tức đến khả năng thành công ở SEA Games tới. Trong tiềm thức của các nền bóng đá, SEA Games dành cho lứa tuổi dưới 23. Mặc dù AFF có cái lý của mình rằng họ muốn có chỗ cho những cầu thủ U21 vốn lâu nay chưa có sân chơi, nhưng việc thay đổi ngay tức thì về thể lệ SEA Games có thể mang đến sự xáo trộn cho nhiều đội tuyển.

Nhiều người cho rằng, cách thay đổi về thể lệ của AFF nếu được Hội đồng thể thao Đông Nam Á, nơi đang quản lý sân chơi SEA Games thông qua thì hai nền bóng đá mạnh trong khu vực là Thái Lan và Việt Nam sẽ đánh mất lợi thế của mình. Nói cụ thể hơn, Thái Lan đang có một thế hệ vàng với những cầu thủ trẻ trung và đang bước vào độ chín về sự nghiệp. Việt Nam cũng không hề kém cạnh, lứa cầu thủ U23 hiện nay được đánh giá là tài năng nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Bằng chứng là họ đã giành vé vào VCK U23 châu Á trong sự thán phục của các đối thủ trong khu vực.

Nếu SEA Games 2017 tiếp tục là sân chơi của các cầu thủ U23 thì Việt Nam và Thái Lan sẽ là những ứng viên nặng ký nhất. Bản thân hai Liên đoàn Bóng đá cũng dồn tất cả trí tuệ và tiền bạc nhằm đầu tư cho lứa cầu thủ này. Nó khác với Malaysia, Singapore, những nền bóng đá đã chuyển trọng tâm đầu tư sang đội tuyển U19 với các đợt tập huấn dài hạn ở nước ngoài. Thậm chí, có người còn cho rằng, Malaysia đã âm thầm chuẩn bị cho việc thay đổi về thể lệ thi đấu ở SEA Games trong vài năm qua, trong khi các Liên đoàn khác vẫn đang đắm đuối với lứa cầu thủ hiện tại. Vậy nên, nếu kế hoạch lớn của AFF được thông qua, hơn ai hết, bóng đá Malaysia và Singapore, những nước ủng hộ sự thay đổi sẽ được hưởng lợi.

Bóng đá là một cuộc đấu. Và tất nhiên, Thái Lan cũng như Việt Nam sẽ phải có cách để bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy nên, thời gian tới, người ta sẽ chứng kiến những cuộc đấu trí ở ngôi nhà AFF để có được tiếng nói chung nhất nhằm dung hòa quyền lợi của các Liên đoàn thành viên.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ