80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đầu tư các dự án tại 4 tỉnh miền Trung sử dụng tiền bồi thường của Công ty Formosa

Kinhtedothi - Các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tập trung vào xây dựng, nâng cấp các cảng cá, bến cá, nạo vét luồng lạch, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản. Thực hiện dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tại 4 tỉnh miền Trung.

Tại Quyết định 476/QĐ-TTg ngày 1/5/2019, Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chỉ đạo thực hiện đầu tư các dự án “Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá” và dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản” sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

 Ảnh minh họa.
Về nội dung đầu tư, Quyết định nêu rõ: Các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tập trung vào xây dựng, nâng cấp các cảng cá, bến cá, nạo vét luồng lạch, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản. Thực hiện dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cụ thể, sẽ xây dựng, nâng cấp các cơ sở dịch vụ, hậu cần nghề cá cho cộng đồng ngư dân ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế để khôi phục, phát triển thủy sản.
Đồng thời, phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhằm tái tạo hệ sinh thái rạn san hô, hình thành sinh cảnh nhân tạo cho các loài thủy sản cư trú, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Nguồn vốn để thực hiện đầu tư sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Nguồn kinh phí này sẽ được giao trực tiếp cho các tỉnh để triển khai thực hiện các dự án.
Trong đó, tổng mức vốn đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá mỗi tỉnh tối đa không quá 400 tỷ đồng; không thực hiện điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án.
Tổng kinh phí dành cho 2 dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế tối đa không quá 340 tỷ đồng. Thời gian thực hiện đầu tư các dự án đến hết ngày 31/12/2020.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND 4 tỉnh thực hiện đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá theo Quyết định này. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo chức năng, thẩm quyền.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì kiểm tra sự phù hợp của mục tiêu, quy mô, tổng mức vốn, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư, xây dựng nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; chịu trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh về chuyên môn trong quá trình xây dựng thực hiện dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản”. Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo chức năng, thẩm quyền.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ