Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đầu tư gần 20.000 tỷ đồng xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình

Kinhtedothi- Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa ký quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc qua tỉnh Nam Định - Thái Bình dài 60,9km, quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 19.784 tỷ đồng.

Theo quyết định, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình được thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Geleximco.

Hướng tuyến cao tốc Nam Định - Thái Bình. Ảnh:  Báo Thái Bình

Dự án có tổng mức đầu tư không bao gồm lãi vay là 19.149,257 tỷ đồng; tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay là 19.784,55 tỷ đồng. Nhà đầu tư sẽ tự thu xếp hơn 10.447 tỷ đồng (52,81%), phần còn lại là vốn Nhà nước với 9.337 tỷ đồng (47,19%), trong đó bao gồm 6.200 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, 1.462 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Thái Bình, và 1.675 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Nam Định.

Tuyến đường có chiều dài khoảng 60,9km (qua Nam Định dài 27,6 km; qua Thái Bình dài 33,3km), được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120km/giờ; nền đường rộng 24,75m; mặt đường cấp cao A1.

Điểm đầu dự án ở Km19+300 tại đầu cầu vượt sông Đáy phía Nam Định, thuộc địa bàn xã Nghĩa Thái (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định); điểm cuối ở khoảng Km80+200 tại nút giao giữa Quốc lộ 37 và đường ven biển, thuộc địa bàn xã Thụy Trình (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Trên tuyến chính của dự án có 23 cầu với tổng chiều dài trên 7.346m  trong đó địa phận tỉnh Nam Định có 14 cầu với tổng chiều dài 3.894,13m); có 4 công trình cầu vượt ngang với tổng chiều dài 853,6m (trong đó địa phận tỉnh Nam Định có 2 cầu là cầu vượt nút giao đường tỉnh 489C và cầu vượt ngang tại vị trí Km33+445,07).

Tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng 538,44ha. Dự án áp dụng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền, với tổng khối lượng khoảng 5,2 triệu m³. 

Tỉnh Thái Bình sẽ đấu thầu dự án rộng rãi trong nước, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư vào quý IV/2024, khởi công năm 2025, hoàn thành cơ bản vào năm 2027, đưa vào vận hành khai thác từ năm 2028. Thời gian thu phí hoàn vốn là 25 năm 4 tháng. 

Trước đó, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào ngày 25/12/2023.

Kêu gọi đầu tư cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài giai đoạn 1

Kêu gọi đầu tư cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài giai đoạn 1

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giao thông xanh gắn với cách mạng công nghiệp 4.0

Giao thông xanh gắn với cách mạng công nghiệp 4.0

21 Apr, 05:34 AM

Kinhtedothi - Giao thông xanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh của đất nước, đồng thời là giải pháp nền tảng để hướng tới mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050. Giao thông xanh cần gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để phát triển bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ