Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ĐB Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: Luật Đầu tư công kiềm chế đầu tư dàn trải

Kinhtedothi - Ngày mai (28/5), Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), chi sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội, ĐB Quốc hội, TS Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, việc quy trình, thủ tục đầu tư công chặt chẽ, thậm chí là khắt khe để kiềm chế đầu tư dàn trải.
Hoàn thiện hồ sơ xây dựng công trình, dự án mất tối thiểu 26 tháng
Lý giải tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công, TS Nguyễn Đức Kiên khẳng định, vốn giải ngân chậm chủ yếu là do nhận thức và hành động của các bộ, ngành, địa phương.
 TS Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
“Nguyên nhân chính là lần đầu tiên thực hiện đầu tư công theo quy trình, thủ tục chặt chẽ từ đề xuất chủ trương đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, đến lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai dự án, nên các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong đầu tư công chưa có kinh nghiệm thực tiễn, vẫn làm theo thói quen, thông lệ, kinh nghiệm đầu tư công trước đây. Rất nhiều công trình, dự án không chấp hành đầy đủ quy định, quy trình, thủ tục của Luật Đầu tư công, nên phải làm đi, làm lại mất rất nhiều thời gian, khiến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói.
Cũng theo ông, đầu tư công trình, dự án bằng nguồn vốn nhà nước không chỉ phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, mà còn phải đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác, như Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai…
“Ví dụ, với dự án nhóm A, chỉ riêng khâu hoàn thiện hồ sơ xây dựng công trình, dự án mất tối thiểu 26 tháng”, ĐB dẫn chứng.
Cụ thể, sau khi đã có quyết định chủ trương đầu tư thì phải có thiết kế công trình. Muốn có thiết kế thì phải tổ chức đấu thầu thiết kế. Muốn tổ chức đấu thầu thiết kế thì phải lập hồ sơ đấu thầu, mời thầu, tổ chức đấu thầu, chấm thầu. Riêng khâu này mất ít nhất 3 - 4 tháng.
Đấu thầu xong, có kết quả lựa chọn nhà thầu, tư vấn thiết kế, nhà thầu tiến hành thiết kế chi tiết, cơ quan quản lý nhà nước, các loại hội đồng tổ chức nghiệm thu mất ít nhất là 8 tháng.
Xong thiết kế, chủ đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền lập hội đồng tổ chức phê duyệt dự án. Khâu này mất thêm 3 tháng nữa.
Sau khi hoàn thiện mọi thủ tục, chủ đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có nhanh thì một tháng sau mới được phê duyệt dự án, trong trường hợp phải xin ý kiến các bộ, ngành thì thời gian sẽ kéo dài thêm mấy tháng nữa. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án, chủ đầu tư lập hồ sơ sơ tuyển nhà thầu thi công công trình, dự án mất thêm 3 - 4 tháng nữa.
Kết thúc khâu sơ tuyển nhà thầu, tổ chức mời thầu, đấu thầu để lựa chọn nhà thầu mất thêm tối thiểu 6 tháng.
“Như vậy, riêng khâu thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu đã mất 26 tháng trong trường hợp không gặp trở ngại gì. Do đó, giải ngân vốn đầu tư công chậm là đương nhiên”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh.
Kiềm chế đầu tư dàn trải
Trả lời câu hỏi: “Báo cáo Thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vẫn nhận định rằng, một trong những tồn tại, hạn chế của năm 2018 là giải ngân vốn đầu tư công chậm?”, TS Nguyễn Đức Kiên cho biết, giải ngân vốn đầu tư công đạt chưa tới 76% kế hoạch thì rõ ràng là chậm, nhưng chậm ở đây là chậm so với kế hoạch.
ĐB dẫn chứng: “Tôi lấy ví dụ để minh họa. Đầu tuần, phóng viên đăng ký viết 6 bài bởi dự kiến tham dự 4 cuộc họp và gặp gỡ 2 chuyên gia để phỏng vấn, nhưng thực tế, một cuộc họp không cho phóng viên tham dự, một cuộc họp không đủ thông tin để viết bài, một chuyên gia đi công tác, nên không gặp được. Cuối cùng, phóng viên rất cố gắng cũng chỉ viết được 4 bài báo, so với đăng ký đề tài (kế hoạch) thì mới đạt khoảng 67% là do khách quan, chứ không phải do lỗi của phóng viên. Nếu phóng viên cố gắng bằng mọi giá để viết đủ 6 bài, thì tôi dám chắc, 2 bài báo viết thêm chất lượng yếu, thông tin cũ”.
Ông liên hệ: “Giải ngân vốn đầu tư công cũng vậy, không đạt kế hoạch một phần là do khách quan không lường hết được, phần khác do đặt kế hoạch quá cao”.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định: Quy trình, thủ tục đầu tư công của Việt Nam được xây dựng khá tương đồng với thông lệ, quy định và chuẩn mực quốc tế. Tiền vốn đầu tư công dù là tiền ngân sách nhà nước, tiền đi vay trong nước (phát hành trái phiếu chính phủ), tiền vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, thì đều là tiền thuế của dân; đầu tư công tác động tới bội chi, nợ công, nên quy trình, thủ tục đầu tư công của tất cả các nước trên thế giới đều quy định rất chặt chẽ.
Nhiều người chỉ nghĩ một chiều rằng, vì quy trình, thủ tục đầu tư công quá chặt chẽ, thậm chí là khắt khe khiến đầu tư công chậm, dẫn đến lãng phí nguồn lực do thời gian thi công kéo dài, công trình, dự án chậm đưa vào khai thác, sử dụng.
“Nhưng người ta không nghĩ ngược lại là, nếu quy trình, thủ tục không chặt chẽ, năm nào đầu tư cũng đạt kế hoạch, vượt kế hoạch, đầu tư dàn trải, đầu tư khi chưa biết chắc nguồn vốn lấy ở đâu, khiến công trình, dự án dở dang, đầu tư vào công trình, dự án chưa thực sự cần thiết, thậm chí là không cần thiết, thì lãng phí vô cùng lớn”, TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ