Bố trí nguồn lực cho tổ chức lưu vực sông
Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi (Đoàn Thành phố Hà Nội) đồng tình việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước là kịp thời, đúng thời điểm. Dự án Luật đã đảm bảo nguyên tắc quản lý theo lưu vực sông mà không theo ranh giới địa giới hành chính, là lĩnh vực liên ngành, vùng, địa phương.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng các lưu vực sông liên tỉnh trên cả nước hoạt động vẫn còn hạn chế về hiệu quả cũng như nguồn lực. Trong khi đó, một số lưu vực sông liên tỉnh có tác động đến đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt... Vì vậy, cần nghiên cứu để quyết định một số lưu vực sông chính.
Đồng thời, quy định cụ thể về cơ chế hoạt động, bố trí nguồn lực cho hoạt động của các tổ chức lưu vực sông, đảm bảo ủy ban lưu vực sông hoặc các tổ chức này hoạt động hiệu quả.
Đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị, đối với tổ chức lưu vực sông có các lĩnh vực đan xen, giao thoa cần xác định rõ nhạc trưởng chủ trì tổ chức này. "Thực tế hiện nay với tài nguyên nước có 7 đơn vị tham gia như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch... Vì thế, cần phát huy vai trò nhạc trưởng để điều hoà tổ chức hoạt động thực sự hiệu quả".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Duyệt (Đoàn Thành phố Hà Nội) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn hệ thống hồ đập với vùng hạ du. Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng Điều 28 và 45 dự thảo Luật đề cập cụm từ "bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt" nhưng trong nội dung lại không nói đến. Đề nghị cơ quan chủ trì cân nhắc làm rõ khái niệm "công trình cấp nước sinh hoạt loại đặc biệt" là như thế nào để khi luật thông qua có cơ sở thực hiện.
Về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, đại biểu cho biết, trong dự thảo Luật chưa đề cập trách nhiệm Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Công an... khi nói đến an ninh nguồn nước xuyên biên giới. Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, bảo vệ an ninh nguồn nước xuyên biên giới rất quan trọng. Vì vậy cần bổ sung nội dung này vào dự thảo Luật.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà góp ý vào việc quản lý chất thải bệnh truyền nhiễm. Theo đại biểu, vấn đề ô nhiễm chất thải bệnh truyền nhiễm, chất thải nguy hại đã được quy định bằng hành lang bảo vệ nguồn nước. Tuy nhiên cần tính toán các bệnh viện, các cơ sở y tế điều trị các bệnh truyền đã được xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước, vấn đề ô nhiễm, phát sinh chất thải bệnh truyền nhiễm là liên tục, thường xuyên. Thế nên, với những cơ sở đã xây rồi mà nằm trong hành lang bảo vệ nguồn nước thì chúng ta tính toán như thế nào? nội dung điều chính cần được làm rõ.
Với Khoản 5, điều 33 quy định: các hồ chứa, đập giâm, công trình khai thác sử dụng nước, khai thác nước không hiệu quả, gây suy thoái, cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng phải được cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ. Trên thực tế ngoài các công trình như vậy thì chúng ta còn thấy những công trình như đập ngăn mặn, cống ngăn mặn, đê chắn sóng đều là những công trình cần có những lộ trình nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi mục đích sử dụng... Đề nghị dự thảo Luật có quy định để bao quát đầy đủ các công trình trong thực tiễn; có thể giao Chính phủ hướng dẫn nội dung này để bao quát và khi thực hiện các đối tượng phải tổ chức thực hiện đều được bao phủ tại Luật.
Hoàn thiện chính sách để bảo vệ nguồn tài nguyên quý
Trao đổi tại tổ số 10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Quốc Khánh (Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang) nhấn mạnh: Chúng ta là một quốc gia có lợi thế về tài nguyên nước, tuy nhiên trong quá trình sử dụng còn chưa hiệu quả, do đó làm thế nào để sử dụng hiệu quả, khung pháp lý đảm bảo cho an ninh nguồn nước, điều tiết nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay biến đổi khí hậu tác động rất lớn tới nước ta.
Trước ý kiến của các đại biểu Quốc hội về làm thế nào để khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiện, bền vững nhất, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu, đầy trên quan điểm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ. Từ đó thống nhất, đảm bảo minh bạch để khai thác khai thác tối đa nguồn lực của tài nguyên (phân bổ, điều tiết, sử dụng hiệu quả nguồn nước...). Do đó, khi Luật được ban hành, phải có những chính sách, dự án để thực hiện, điều tiết việc này.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, xu hướng sắp tới sẽ quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số. Muốn quản lý được thì phải điều tiết được, muốn điều tiết được phải có số liệu dữ liệu, điều này sẽ giảm quản lý vận hành, điều tiết nguồn nước có sự khoa học, sử dụng hiệu quả nguồn nước, trên cơ sở đó sẽ ban hành các chính sách phù hợp. Do đó, việc áp dụng khoa học công nghệ sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
“Với trách nhiệm cơ quan soạn thảo, Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ tổng hợp các ý kiến của các đại biểu Quốc hội trên tinh thần cầu thị, ghi nhận những những hạn, chế tồn tại của các đại biểu chỉ ra từ đó hoàn thiện chính sách để đạt được mục đích cao nhất là tài nguyên nước trở thành tài nguyên quý giá của đất nước.” – Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh.